Những điều về phanh xe có thể bạn chưa biết

Phanh là một bộ phận rất quan trọng trên xe. Hãy thử tưởng tượng chiếc xe của bạn sẽ vận hành như thế nào nếu thiếu đi hệ thống phanh. Thật nguy hiểm đúng không? Chính vì vậy, phanh xe được ra đời với ưu tiên hàng đầu là giúp xe dừng lại một cách an toàn.

Phanh đĩa.

Trong khi một vài dòng xe phổ thông vẫn còn sử dụng phanh tang trống cho bánh sau thì hầu hết các xe đều sử dụng phanh đĩa trên cả bốn bánh vì chúng giúp xe dừng lại tốt hơn và tản nhiệt nhanh hơn. Đã có lúc, hầu hết ô tô đều được được gắn phanh tang trống trên bốn bánh nhưng vào năm 1975, các tiêu chuẩn an toàn sau này yêu cầu tất cả phanh trước phải là phanh đĩa.


Phanh tang trống.

Phanh đĩa được công nhận là sáng chế của một kỹ sư người Anh tên Frederick Lanchester vào năm 1902 và lần đầu tiên được sử dụng trên chiếc Lanchester của ông vào năm 1903. Thời điểm đó không có các vật liệu hiện đại và các má phanh bị mòn rất nhanh, vì vậy đĩa phanh vẫn cực kỳ hiếm hoi mãi cho đến những năm 1950.

Phanh đĩa.

Một chiếc xe thà không khởi động được tốt hơn là không dừng lại được. Phanh là một chi tiết rất cần thiết trên xe, biết được cơ chế hoạt động của nó bạn sẽ phát hiện các hư hỏng kịp thời do đó đảm bảo sự an toàn cho bạn và những người khác trên đường.

Trừ những trường hợp rất hiếm hoi thì việc sửa chữa hệ thống phanh không phải là một việc tốn quá nhiều thời gian. Thay vào đó, chính vì người lái trì hoãn việc sửa chữa những hư hỏng nhỏ hoặc bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo khiến cho vấn đề từ nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách dễ nhất để giải thích phanh là gì thì chúng ta nên bắt đầu từ bánh xe. Tất cả các loại xe hiện đại đều được trang bị phanh đĩa ở bánh trước. Ở bánh sau người ta có thể dùng phanh đĩa hoặc phanh tang trống.

Được gọi là phanh đĩa vì nó sử dụng một rôto kim loại nặng tên là đĩa phanh. Chúng nằm phía sau la zăng bánh xe. Nếu xe của bạn không sử dụng nắp chụp mân bánh xe thì bạn có thể nhìn thấy chúng. Bất cứ khi nào bánh xe quay, đĩa phanh cũng quay theo với cùng tốc độ.


Vị trí phanh đĩa trên xe.

Có một giá đỡ chụp bên ngoài đĩa phanh được gọi là cùm phanh, nó giữ các má phanh. Khi bạn đạp phanh, áp lực thủy lực ép sát các má phanh vào đĩa phanh và tạo ra lực ma sát làm xe của bạn dừng lại. Hãy tưởng tượng bạn đặt một cây bút chì xuyên qua lỗ của đĩa DVD, quay cái đĩa và sau đó dùng ngón tay của bạn để chụp nó lại thì cái đĩa sẽ dừng lại. Đó nguyên lý hoạt động cơ bản của phanh đĩa.

Phanh tang trống cũng sử dụng lực ma sát và áp lực nhưng với cơ cấu hoạt động khác biệt. Thay vì dùng một chiếc rôto, có một cái trống phanh bằng kim loại phía sau mâm bánh xe với guốc phanh bên trong. Khi nhấn vào chân phanh, những guốc phanh sẽ mở căng ra và ép má phanh vào trống phanh, tạo ra lực ma sát làm xe dừng lại.

Trong hai loại phanh này, phanh đĩa vượt trội hơn vì nó tản nhiệt nhanh hơn, giảm khả năng bị “cháy bố phanh” khi phanh quá nóng đến nỗi phanh không hoạt động được. Tuy nhiên chúng cũng đắt hơn, đó là lý do tại sao một vài mẫu xe phổ thông vẫn sử dụng phanh tang trống ở bánh sau.

Dầu phanh được chứa ở bình dầu nằm trong khoang động cơ. Ở những chiếc xe hơi cũ thì bình dầu này là một bình chứa bằng kim loại có van điện báo mực dầu , trong khi đó ở những chiếc xe hiện đại hơn, bình dầu này được làm bằng nhựa, vì vậy chúng ta dễ dàng nhìn thấy mực dầu từ bên ngoài. Dầu phanh không bay hơi, vì vậy nếu mực dầu xuống thấp thì có thể nó đã bị rò rỉ, bạn cần phải sửa ngay lập tức.

Bất cứ lúc nào đổ thêm dầu, bạn nên sử dụng chai dầu mới vẫn còn niêm phong. Dầu phanh rất hút ẩm và sẽ bị hỏng nếu hơi nước bị giữ bên trong quá lâu, ngay cả khi nắp chai vẫn còn đậy chặt. Không bao giờ đổ bất cứ thứ gì vào bình dầu ngoài dầu phanh, nếu bạn đổ thứ gì khác vào, nó sẽ làm bẩn cả hệ thống và bạn sẽ phải bỏ rất nhiều tiền để sửa chữa. Cuối cùng, khi đổ dầu bạn hãy cẩn thận vì nếu dầu phanh rơi ra, nó có thể làm hỏng lớp sơn ngoại thất của xe bạn rất nhanh.


Bình dầu phanh.

Phanh hoạt động nhờ lực ma sát, vì vậy má phanh mòn rất nhanh. Chính xác nó mất bao lâu là tùy thuộc vào từng người lái, quan trọng nhất là cách bạn lái xe. Nếu bạn đã thay rất nhiều má phanh thì hãy xem lại cách lái xe của mình. Bạn có chạy với tốc độ rất nhanh khi sắp gặp đèn đỏ và đạp phanh gấp? Nếu bạn chủ yếu đi với tốc độ cao, đường có thực sự thông suốt hay bạn di chuyển trong giờ cao điểm và bạn vừa tăng tốc thì phải nhấn phanh, rồi lại tăng tốc sau đó lại nhấn phanh, cứ lặp đi lặp lại như thế? Nếu như vậy, bạn đang làm cho má phanh bị mòn nhanh hơn.

Khi bạn được đề nghị thay má phanh thì có thể bạn không cần phải thay rôto. Hãy kiểm tra phanh của bạn đều đặn mỗi lần thay dầu phanh hoặc nhiều hơn nếu bạn phải lái xe trong điều kiện dừng- di chuyển liên tục. Nếu cần thiết, hãy mang xe của bạn đi bảo dưỡng để bôi trơn các “thanh trượt”, chỗ mà bộ kẹp phanh di chuyển.

Mỗi lần như vậy, hãy mở cửa sổ, tắt radio và lắng nghe phanh của bạn. Nếu bạn nghe thấy tiếng cót két đều đặn khi bạn nhấn phanh thì hãy kiểm tra chúng. Đó là dấu hiệu cảnh báo rằng má phanh cần được thay thế. Nếu bạn nghe thấy tiếng ken két hoặc tiếng rít lớn khi nhấn phanh, hoặc nếu chiếc xe lệch sang một bên khi phanh thì hãy dừng xe và kiểm tra ngay lập tức.

Kiểm tra phanh bất cứ khi nào bạn thấy chân phanh gần sàn hơn bình thường khi nhấn vào hoặc cảm thấy lực hãm phanh không đều hay nếu đèn cảnh báo phanh xuất hiện trên màn hình (khi bạn không dùng phanh đỗ xe lúc dừng lại). Tất cả những điều này là dấu hiệu cho thấy phanh của bạn có vấn đề.

Xe không dừng hoặc dừng không được êm có thể gây nguy hiểm cho mọi người trên đường. Các vấn đề về phanh không thể tự phục hồi được. Chúng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và điều đó có nghĩa là nếu bạn để cho chúng trong tình trạng như vậy càng lâu thì bạn sẽ phải bỏ ra càng nhiều tiền để sửa chúng.

Bài viết liên quan