Hướng dẫn quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới

Ngày 20/5/2019, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 18/2019/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới (sau đây gọi tắt là Nghị định 139/2018/NĐ-CP). Cụ thể:

  1. Về triển khai xây dựng đơn vị đăng kiểm

Nội dung Thông tư có nêu trước khi xây dựng, tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm phải thông báo với Cục Đăng kiểm Việt Nam về vị trí xây dựng, thời gian dự kiến hoàn thành và bắt đầu tham gia hoạt động kiểm định. Trong suốt quá trình hoạt động, đơn vị đăng kiểm phải luôn đảm bảo các điều kiện về nhân lực được quy định tại Nghị định 139/2018/NĐ-CP.

Hình: minh hoạ

  1. Quy định về nhân lực trong quá trình hoạt động 

Trong suốt quá trình hoạt động, đơn vị đăng kiểm phải luôn đảm bảo các điều kiện về nhân lực: mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao. Có phụ trách dây chuyền kiểm định, mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.

Quy định trên mỗi dây chuyền kiểm định phân công tối thiểu 03 đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra trực tiếp xe cơ giới trên một dây chuyền kiểm định.

  1. Các nội dung niêm yết tại đơn vị đăng kiểm

Tại phòng chờ dành cho khách hàng phải được niêm yết các nội dung về quy trình kiểm định, biểu mức thu giá, phí, lệ phí, chu kỳ kiểm định, số điện thoại đường dây nóng của Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (nếu có). Trong xưởng kiểm định phải được niêm yết các nội dung: quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy; nội quy sử dụng thiết bị kiểm tra; nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra và khiếm khuyết, hư hỏng.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ 05/7/2019 và thay thế Thông tư số 51/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 của Bộ Giao thông vận tải.

 

Bài viết liên quan