Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống

Trên ô tô trang bị phổ biến với hai loại phanh là phanh đĩa và phanh tang trống. Bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh tang trống.

Cấu tạo của phanh tang trống:

Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống - Trang Tin Tức, Công Nghệ Và Kỹ Thuật Ô Tô

Chức năng của một số bộ phận chính:

+ Xi lanh bánh xe hay còn gọi là xi lanh phụ: là buồng chứa piston, dầu, cuppen

+ Piston: được nối với guốc phanh, khi có áp suất dầu sẽ đẩy ra làm cho má phanh ép vào trống phanh giúp giảm tốc độ xe hoặc dừng xe.

+ Cuppen:làm kín xi lanh không có khí lọt vào cũng như rò rỉ dầu. Ngoài ra nó còn có tác dụng hồi vị piston.

+ Má phanh: là bộ phận trực tiếp ma sát với trống phanh.

+ Lò xo hồi vị: Khi áp suất dầu giảm lò xo có tác dụng ép piston trở về vị trí ban đầu.

Phân loại của phanh tang trống:

Phanh tang trống có các loại khác nhau, tùy theo sự kết hợp của guốc dẫn và kéo. Việc sử dụng chính xác phụ thuộc vào mục đích, và đặc điểm do guốc dẫn và kéo tạo ra.

Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống - Trang Tin Tức, Công Nghệ Và Kỹ Thuật Ô Tô

Nguyên lý làm việc của phanh tang trống:

Khi người lái đạp bàn đạp phanh, cơ cấu phanh tạo ra một lực (phản lực của mặt đường) làm cho các bánh xe dừng lại và khắc phục lực (quán tính) đang muốn giữ cho xe tiếp tục chạy, do đó làm cho xe dừng lại. Nói khác đi, năng lượng (động năng) của các bánh xe quay được chuyển thành nhiệt do ma sát (nhiệt năng) bằng cách tác động lên các phanh làm cho các bánh xe ngừng quay.

+Phanh tang trống làm bánh xe ngừng quay bằng áp suất thuỷ lực truyền từ xilanh chính đến xilanh phanh để ép guốc phanh vào trống phanh, trống này quay cùng với lốp.

+Khi áp suất đến xilanh phanh của bánh xe không xuất hiện, lực của lò xo phản hồi đẩy guốc rời khỏi mặt trong của trống trở về vị trí ban đầu của nó.

+Vì trống phanh bao quanh guốc phanh, nên khó tiêu tán nhiệt phát sinh. Loại phanh này chịu nhiệt kém.

Ưu điểm và nhược điểm của phanh tang trống

Ưu điểm Nhược điểm
+ Rẻ tiền và lúc phanh không sợ bị sốc.+ Chi phí sửa chữa thấp, ít hư hỏng hơn phanh đĩa do được bọc bởi trống phanh. + Hiệu quả phanh kém hơn phanh đĩa.+ Do được bọc trong trống phanh nên khó làm mát vì vậy mà làm ảnh hưởng đến các chi tiết bên trong.+ Trọng lượng lớn hơn phanh đĩa.

Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm được sơ lược về hệ thống phanh tang trống, một trong hai loại phanh phổ biến nhất hiện nay trên ô tô.

Bài viết liên quan