Hôm nay, Alaska xin chia sẻ với mọi người cách sửa chữa kích thủy lực dạng phổ thông để nâng xe ô tô, kích thùng hàng dạng nấm – hình trụ đơn giản. Bởi thường chúng tôi thấy mọi người hay chỉ kẹt không sử dụng được trơn tru đã bỏ đi. Đây là điều khá lãng phí.
Để biết cách sửa nó, chúng ta cần tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động thì sẽ dễ dàng hiểu công việc cần làm hơn.
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của kích thủy lực dạng nhỏ
Cấu tạo
Kích thủy lực thường dùng đều có cấu tạo gồm:
- Thân kim loại chịu lực
- Piston lên xuống
- Xi lanh
- Khoang chứa dầu bên trong xilanh
- Khoang dầu thủy lực giữa xi lanh và thân.
- Tay công và khóa chốt.
Ngoài ra, có một số loại đặc thù vẫn bao gồm đủ các loại này nhưng hầu hết đều cần đáp ứng đủ những chi tiết trên.
Nguyên lý hoạt động của kích thủy lực
Mọi người xem qua hình ảnh dưới đây để dễ nắm bắt được nguyên lý hoạt động của kích thủy lực hơn.
- Khi Piston 2 dịch chuyển về phía dưới một đoạn L1 van một chiều 3 được đóng lại và chất lỏng trong bình công tác 1 đi vào xilanh nâng qua van một chiều 4. Khi đó Piston 6 và vật tải F2 sẽ được nâng lên một đoạn L2.
- Khi Piston 2 dịch chuyển về phía trên van một chiều 4 đóng lại và Sau đó Piston 2 hạ xuống một đoạn L2. Muốn hạ Piston kích thủy lực số 6 và vật tải F2 xuống, chúng ta cần phải hạ khóa 5 để nối thông xilanh và bình chứa.
Tuy nói hơi khó hiểu. Nhưng bạn nhìn trên hình ảnh sơ đồ của kích thủy lực bạn sẽ dễ hình dung. Và thực chất nó chính là quá trình đưa dầu từ piston 2 sang piston 1 để tăng áp suất. Khi muốn hạ xuống thì dầu thủy lực sẽ đi ngược lại.
Cách sửa chữa kích thủy lực
Một số lỗi thường gặp ở kích thủy lực
Trước khi tìm cách sửa chữa kích thủy lực. Bạn cần biết nó thường hay gặp phải những lỗi gì và lỗi nào bạn có thể sửa được. Dưới đây là danh sách một số lỗi mà chúng ta thường gặp nhất.
- Thân con đội bị mòn côn, mòn méo, bị nứt vỡ
- Kích thủy lực: Mòn các van, hỏng lò xo.
- Kích con lăn: Ngoài hiện tượng mòn mặt tiếp xúc với cam còn bị mòn ở các chốt bạc
Cách sửa chữa kích thủy lực cho những lỗi trên
Bề mặt tiếp xúc của đầu Kích không được mòn sâu quá 0,01 mm, nếu vượt quá thì phải mài lại, cho phép mài vát xung quanh và mài phẳng nếu không có máy mài định hình mặt cầu.
Thân Kích mòn côn, mòn méo quá 0,04 mm hoặc bị nứt vỡ thì phải thay mới. Chú ý khi thay Kích phải theo kích thước sửa chữa của ống dẫn hướng của nó ở thân máy, khe hở giữa con đội với ống dẫn hướng trong phạm vị 0,018 – 0,09 mm.
Các bu lông, đai ốc điều chỉnh bị chờn ren, nứt gãy đều phải thay mới. Sau đó phải điều chỉnh lại khe hở nhiệt đúng quy định của từng loại động cơ.
Sau khi sửa chữa Kích cần đảm bảo khe hở lắp ghép giữa thiết bị và ống dẫn hướng của nó. Tuỳ theo mỗi loại động cơ nhưng thường khe hở này không được vượt quá 0,6 mm.
Ngoài ra, khi sửa xong cần chú ý điều chỉnh dầu thủy lực CS bên trong hợp lý nhất. Giúp nó đảm bảo công năng hoạt động đúng tầm.