Máy nén khí là thiết bị không còn quá xa lạ với chúng ta. Làm thế nào để giúp cho máy nén khí có thể hoạt động một cách trơn tru, ổn định. Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đó chính là dầu máy nén khí. Tuy nhiên, không phải ai cũng quan tâm đến yếu tố này và có thể hiểu rõ về vai trò của dầu đối với máy nén khí. Bài viết dưới đây là những điều cơ bản về các loại dầu máy nén khí. Mà chắc chắn bạn không thể bỏ qua.
Tìm hiểu về máy nén khí
Máy nén khí là một loại máy bao gồm các máy móc và thiết bị có chức năng làm tăng áp chất khí. Giúp cho năng lượng cho dòng khí tăng lên. Và đồng thời nén khí lại khiến nó tăng áp suất và nhiệt độ.
Máy nén khí được hiểu là một thiết bị có khả năng chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng động lực. Bằng cách sử dụng khí nén. Tức là một lượng lớn không khí được đưa vào trong thiết bị. Và nén lại dưới áp suất cao. Khi áp suất trong bình đạt tới giới hạn thì dừng lại. Năng lượng được tạo ra từ khí nén được dùng cho 1 loạt các hoạt động như: Bơm lốp xe, các hoạt động làm sạch, cung cấp cho các công cụ nén…
Ứng dụng của máy nén khí
Máy nén khí được sử dụng trong một loạt các ứng dụng thương mại và công nghiệp. Thông thường, máy nén khí thương mại được thiết kế để làm việc với các công cụ khác nhau để cung cấp năng lượng khí nén. Những công cụ này đỏi hỏi tuân thủ các tiêu chuẩn công nghiệp. Để có thể được nối với các loại máy nén khí khác nhau. Máy nén khí cũng có thể được sử dụng để bơm không khí vào lốp xe và các mặt hàng khác.
Máy nén khí có rất nhiều công dụng trong từng ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như:
– Ngành bảo dưỡng xe: Máy nén khí được sử dụng để vệ sinh xe như: Làm sạch bụi bẩn, dùng khí nén làm khô xe.
– Ngành y tế: Cung cấp oxy để đẩy nhanh quá trình sấy khô các nguyên vật liệu, các thiết bị y tế, khí nén dùng để phun rửa vỏ thuốc.
– Ngành công nghiệp: Thông gió, khí nén có động lực rất mạnh có thể làm hoạt động các thiết bị dùng khí, dùng để thăm dò độ sâu.
– Nhóm ngành chế tạo: Thiết bị nâng khí nén dùng để cẩu hàng. Áp lực tác động lên súng phun sơn, điều khiển các thiết bị tự động hóa, sản xuất các bao bì chân không để kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, vệ sinh làm sạch bụi.
Nguyên lý hoạt động chung của máy nén khí
Áp suất khí được tạo ra từ máy nén khí. Ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.
– Nguyên lý thay đổi thể tích: Không khí được dẫn vào buồng chứa. Ở đó thể tích của buồng chứa sẽ nhỏ lại. Áp suất trong buồng chứa sẽ tăng lên.
– Nguyên lý động năng: Không khí được dẫn vào buồng chứa. Ở đó áp suất khí nén được tạo ra bằng động năng của bánh dẫn. Nguyên tắc hoạt động này tạo ra lưu lượng và công suất rất lớn.
Các loại máy nén khí
Trên thị trường hiện nay, có 3 loại máy nén khí thường gặp nhất. Đó là máy nén khí piston, máy nén khí trục vít, máy nén khí ly tâm. Đây cũng chính là cơ sở để có thể phân loại các máy nén khí hiện nay.
Máy nén khí piston
Máy nén khí Piston là loại máy dùng để biến đổi năng lượng của khí với sự giúp đỡ của piston và tạo ra áp suất cao. Máy có ưu điểm là hiệu suất cao, tỷ số nén lớn từ 25 – 100. Loại máy này có thể bảo toàn công suất. Cho dù có sự thay đổi về điều kiện vận hành. Ngoài ra máy còn có khả năng vận hành trong một dải áp suất thay đổi rộng. Và tạo ra được áp suất rất cao.
Máy làm tăng áp suất không khí bằng cách giảm khối lượng của nó. Chúng có thể điều khiển bởi động cơ điện hoặc động cơ đốt trong.
Nguyên lý hoạt động:
- Máy nén khí kiểu piston 1 cấp có thể hút được lưu lượng đến 10m3/phút và áp suất nén được là 6 bar. Có thể trong một số trường hợp áp suất nén lên đến 10 bar.
- Máy nén khí kiểu piston 2 cấp có thể nén đến áp suất 15 bar. Loại máy nén khí kiểu piston 3, 4 cấp có thể nén áp suất đến 250 bar.
- Loại máy nén khí 1 cấp và 2 cấp thích hợp cho hệ thống điều khiển bằng khí nén trong công nghiệp. Máy nén khí kiểu piston được phân loại theo số cấp nén, loại truyền động và phương thức làm nguội khí nén.
Máy nén khí trục vít
Máy nén khí trục vít bao gồm 2 cuộn lá chèn hình xoắn ốc để nén khí. Loại máy này thường được sử dụng trong hệ thống vận chuyển, thu gom khí ở các mở hay cung cấp nguồn khí nén cho các thiết bị đo và điều khiển tự động.
Máy nén khí có ưu điểm là có tuổi thọ cao do không tạo ma sát khi làm việc. Dẫn đến hạn chế hao mòn thiết bị. Ngoài ra máy nén khí trục vít còn có ưu điểm là hiệu suất làm việc cao với tỉ số nén cực đại là 25. Máy cũng có cấu tạo nhỏ gọn, vận hành êm, công bảo trì và chi phí vận hành thấp.
Nguyên lý hoạt động: Máy nén khí kiểu trục vít hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích. Thể tích khoảng trống giữa các răng sẽ thay đổi khi trục vít quay được một vòng. Như vậy sẽ tạo ra quá trình hút (thể tích khoảng trống tăng lên), quá trình nén (thể tích nhỏ lại). Và cuối cùng là quá trình đẩy.
Máy nén khí trục vít được chia thành hai loại:
- Máy nén khí trục vít có dầu: Làm việc và nén đến áp suất nhất định được cài đặt sẵn. Qua các thiết bị xử lý khí nén như tách dầu. Sau đó cung cấp cho các thiết bị và các vị trí sử dụng khí nén không yêu cầu khí sạch.
- Máy nén khí trục vít không dầu: Khí nén của máy nén khí trục vít không dầu được cung cấp bởi máy nén khí là loại khí sạch (khí nén cung cấp hoàn toàn không có dầu).
Máy nén khí ly tâm
Máy nén khí ly tâm sử dụng bánh đẩy để ép khí vào phần rìa của bánh đẩy. Làm tăng tốc độ khí hoặc sử dụng đĩa xoay hình cánh quạt. Bộ phận khuếch tán của máy sẽ chuyển đổi năng lượng của tốc độ thành áp suất. Máy khí nén ly tâm được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp nặng, với môi trường làm việc liên tục. Máy thường được lắp cố định với công suất lên đến hàng ngàn mã lực.
Nhiều hệ thống làm tuyết nhân tạo sử dụng loại máy nén khí này. Chúng có thể sử dụng động cơ đốt trong, bộ nạp hoặc động cơ turbin. Máy nén khí ly tâm được sử dụng trong một động cơ tuabin bằng gas nhỏ. Hoặc gần giống như tầng khí nén cuối cùng của động cơ turbin cỡ trung bình.
Các loại dầu máy nén khí phổ biến hiện nay
Dầu máy nén khí là loại dầu chuyên dùng cho máy nén khí. Là loại dầu công nghiệp được sản xuất chế biến với công nghệ hiện đại. Máy nén khí muốn hoạt động được cần phải có dầu bôi trơn. cho dù đó là máy nén khí có dầu hay máy nén khí không dầu.
Dầu máy nén khí được sản xuất tinh khiết. Không được chứa các chất tẩy rửa. Bởi chất tẩy rửa sẽ làm tăng ma sát và mài mòn động cơ. Nguyên nhân dẫn đến các lắng động ben trong máy. Ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của máy nén khí.
Trên thị trường hiện nay, dầu máy nén khí khá đa dạng và có khá nhiều loại khác nhau. Và sau đây là một số loại dầu máy nén khí chất lượng, phổ biến trên thị trường hiện nay.
Dầu máy nén khí Caltex CompressorOil RA 32
Compressor Oil RA 32 là dòng sản phẩm dầu máy nén khí Caltex. Có độ nhớt VG 32 chuyên dụng cho các máy nén khí. Với công nghệ pha chế rất hiện đại đã được nhiệt đới hóa hoàn toàn. Sử dụng dầu gốc cao cấp, kết hợp với hệ phụ gia đa chức năng như: chống gỉ và chống oxi hóa. Đặc biệt giúp cho khả năng bôi trơn hoàn hảo. Chống mài mòn và chống rỉ xuất sắc.
Dầu máy nén khí Caltex CompressorOil RA 32 với hệ phụ gia cao cấp duy trì hoạt động ổn định. Và giúp bảo vệ cho các dòng máy nén khí trục vít có tốc độ vòng quay cao.
Dầu máy nén khí Total Dacnis VS 32
Total Dacnis VS 32 là dòng sản phẩm dầu máy nén khí trục vít có độ nhớt VG 32. Sử dụng dầu gốc chất lượng cao kết hợp với hệ phụ gia cao cấp độ nhớt VG 32. Được sản xuất bởi hãng dầu nhớt Total. Một trong những nhà sản xuất dầu máy nén khí lớn nhất thế giới hiện nay.
Với công nghệ pha chế rất hiện đại, dầu máy nén khí Total Dacnis VS 32 đã được nhiệt đới hóa hoàn toàn để phù hợp với thời tiết khí hậu Việt Nam. Giúp cho khả năng bôi trơn hoàn hảo, chống mài mòn và chống rỉ xuất sắc. Dầu máy nén khí Total có chỉ số độ nhớt cao. Độ ổn định nhiệt tốt sẽ đáp ứng được cho mọi loại máy nén khí làm việc trong những điều kiện nhiệt độ khó khăn nhất.
Dầu máy nén khí Shell Corena S3 R46
Dầu máy nén khí Shell Corena S3 R46 là dầu máy nén khí chất lượng cao. Được thiết kế để đem lại tính năng bôi trơn cao của các loại máy nén khí kiểu trục vít và máy nén kiểu cánh gạt. Dầu máy nén khí shell Corena S3 R46 sử dụng hệ thống chất phụ gia cao cấp. Cung cấp tính năng bảo vệ ưu việt cho các máy nén vận hành lên đến 20 bar và nhiệt độ xả 100 độ C với chu kỳ bảo dưỡng dầu đến 6000giờ.
Tại sao cần thay dầu máy nén khí định kỳ?
Việc thay dầu máy nén khí định kỳ không chỉ giúp dầu phát huy tối đa. Mà còn là yếu tố quan trọng khiến cho máy nén khí được bảo vệ lâu bền hơn. Chính vì vậy thay dầu máy nén khí định kỳ có rất nhiều những tác dụng. Cụ thể như sau:
Giúp máy vận hành trơn tru, giảm ma sát giữa các linh kiện
Các linh kiện trong máy muốn hoạt động trơn tru, ổn định thì bắt buộc phải có dầu bôi trơn. Để hạn chế sự ma sát khi tiếp xúc. Đối với máy nén khí trục vít có dầu, dầu máy giúp giảm ma sát giữa 2 trục, ngăn chặn sự tổn thất về áp suất khi nén khí. Nhờ dầu máy, các linh kiện sẽ hạn chế được sự hao mòn, tăng độ bền máy, nâng cao hiệu suất làm việc. Bởi vậy, các doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy.
Ổn định nhiệt độ đầu nén
Dầu máy bên cạnh tác dụng bôi trơn còn giúp làm mát, giảm nhiệt độ đầu nén. Khi xảy ra sự thiếu hụt dầu, nhiệt độ đầu nén tăng cao. Và gây ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của máy. Thiệt hại chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp.
Làm kín khe hở trục vít
Trong máy nén khí trục vít, dầu máy có nhiệm vụ làm kín các khe hở trục vít. Tạo thành buồng kín, hỗ trợ nén không khí lên áp suất cao.
Bên cạnh đó, trong quá trình máy bơm khí nén vận hành, nhiều bụi bẩn lẫn trong khí có thể đi vào hệ thống. Dầu máy còn có tác dụng làm sạch, loại bỏ bụi bẩn. Người dùng cần kết hợp sử dụng với bộ lọc dầu, bộ lọc khí. Vì nếu bụi bẩn lẫn trong dầu lâu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng dầu, hao mòn các bộ phận.
Cách thay dầu máy nén khí đúng kỹ thuật nhất
Như trên chúng ta đã biết những lợi ích không tưởng của dầu máy nén khí. Vậy thay dầu cho máy nén khí thế nào là đúng cách và đúng kỹ thuật nhất. Cách thay dầu máy nén khí gồm những bước như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.
Xả bỏ toàn bộ dầu cũ
- Bước 1: Ấn nút Stop để dừng máy. Sau đó ngắt nguồn điện toàn bộ máy. Để áp xuất trong máy nén khí giảm xuống mức thấp nhất, bạn phải đợi khoảng từ 5 đến 10 phút.
- Bước 2: Tiến hành tháo vỏ máy theo hướng dẫn và quy định của từng dòng máy nén khí khác nhau. Tháo nút bịt xả dầu nối vào bình xả dầu, đặt khay đựng dầu dưới van xả dầu, để dầu chảy hết ra từ bình dầu đóng van lại và vặn nút bịt kín đường ống dầu.
- Bước 3: Đặt khay chứa dầu dưới nút bịt kín bộ làm mát dầu (két giải nhiệt). Để dầu chảy ra hết lắp lại nút bịt kín két làm mát dầu
Bước xả toàn dầu cũ rất quan trọng. Nếu dầu cũ không được xả hết, còn cặn bẩn sẽ ảnh hưởng lượng dầu mới và quá trình hoạt động của máy móc, tuổi thọ của dầu…
Đổ dầu máy nén khí mới vào hệ thống
- Bước 1: Đổ dầu máy nén khí vào. Lượng dầu đổ quá giữa hai vạch thang đo dầu là được.
- Bước 2: Cần lắp đặt các thiết bị đã tháo ra nguyên vẹn như trước sau khi đổ dầu xong. Vặn ốc, bịt kín nút, nắp dầu và van dầu đúng vị trí cần thiết. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn quên vị trí của nó.
- Bước 3: Đợi trong khoảng thời gian vài phút để dầu lắng đọng ổn định. Bật công tắc nguồn điện máy nén khí để máy khởi động trong vài giây rồi dừng lại ngay. Việc làm này có tác dụng cho toàn bộ các khớp che được bôi trơn dầu đều khi thay dầu mới. Sau khi bấm chạy 7 – 8s lượng dầu tại thang đo có thể sụt chút ít vì một lượng nhỏ tuần hoàn trong đường ống và bộ làm mát, lọc dầu.
- Bước 4: Xác nhận việc áp suất giảm đến áp suất không khí môi trường xung quanh. Sau đó kiểm tra mức dầu trong thang đo và bổ xung dầu vào cửa bổ xung dầu máy nén khí. Nhớ ngắt nguồn điện, xả áp suất dư trong máy trước khi thêm dầu và vặn chặt lại nút bịt dầu.
- Bước 5: Sau khi bổ sung dầu vặn chặt các chi tiết cần thiết bật máy chạy đầy tải quan sát mức dầu xem có bất thường hay không.
Sau khi thay dầu xong cần xử lý sạch sẽ và vệ sinh toàn bộ khu vực thay dầu bằng xà phòng, và lau chùi dầu nhớt rò rỉ trên máy nén khí.