Dầu nhờn là gì? Dầu nhờn bảo vệ động cơ của chúng ta như thế nào? Lựa chọn loại dầu nhờn nào tốt cho động cơ? Thành phần cấu tạo của các loại dầu nhờn có gì khác nhau?… Là rất nhiều câu hỏi mà nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhằm giải đáp những thắc mắc đó nhé!
Những kiến thức tổng quan về dầu nhờn bạn cần biết
Khái niệm dầu nhờn
Dầu nhờn là loại dầu dùng để bôi trơn cho các loại động cơ. Dầu nhờn chính là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia. Mục đích thêm phụ gia cho dầu nhằm tăng tính năng cho dầu. Giúp dầu có những tính chất phù hợp với tiêu chí đặt ra mà sản phẩm dầu gốc không có được. Nhằm đáp lại tất cả các yêu cầu của một động cơ hiện đại.
Dầu nhờn chính là dòng máu của chiếc xe. Ngoài tác dụng bôi trơn làm mát động cơ. Khi động cơ của bạn bị bẩn, thì dầu nhớt còn có tác dụng làm sạch các chi tiết bên trong. Phủ kín khe hở giúp động cơ hoạt động trơn chu, an toàn.
Các nhóm sản phẩm chính của dầu nhờn
Ngành công nghiệp dầu nhờn bao gồm 3 nhóm sản phẩm chính:
✦ Dầu nhờn động cơ
Dầu nhờn dùng cho xe gắn máy, xe vận tải công cộng, xe thương mại, các loại động cơ trên một số thiết bị, máy móc.
✦ Dầu nhờn công nghiệp
Là những sản phẩm dầu nhờn dùng trong công nghiệp, theo mục đích sử dụng gồm có: Dầu nhờn truyền động, Dầu nhờn công nghiệp, Dầu thủy lực, Dầu biến thế, Mỡ bôi trơn và các loại chuyên dụng khác,…
✦ Dầu nhờn hàng hải:
Dùng cho động cơ, máy móc thiết bị trên các tàu, thuyền.
Các loại phụ gia dầu nhờn
Chất phụ gia là các hợp chất hóa học được thêm vào dầu gốc. Việc thêm đa dạng các loại phụ gia cũng chính là tạo ra nhiều nhóm sản phẩm dầu khác nhau.
Mục đích nhằm cải thiện khả năng vận hành của dầu bôi trơn. Bảo vệ chúng khỏi bị lão hóa và cho phép dầu bôi trơn đáp lại tất cả các yêu cầu của một động cơ hiện đại.
Yêu cầu của phụ gia là hòa tan và tương hợp với dầu gốc. Nồng độ của các phụ gia nằm trong khoảng 0,01 – 5%, trong những trường hợp đặc biệt có thể lên tới 10%.
Các loại phụ gia được phân chia theo chức năng như: Phụ gia chống oxy hóa, chống ăn mòn, chống gỉ, chống tạo cặn, tăng chỉ số độ nhớt, chống tạo bọt, tạo nhũ, phụ gia diệt khuẩn, phụ gia tẩy rửa…
Cấp độ nhớt là gì?
Cấp độ nhớt SAE (Society of Automotive Engineerers) cho biết độ đặc loãng của dầu nhớt. Phân loại cấp độ nhớt thành 2 loại:
+ Dầu nhờn đơn cấp: Loại dầu này chỉ có 1 số đi kèm sau như SAE 30, 40, 50 và hạn chế nhiệt độ sử dụng hơn so với dầu đa cấp.
Con số đi kèm càng lớn thì nói lên loại dầu đó có độ nhớt càng đặc và ngược lại, dầu có độ nhớt càng đặc thì khả năng bôi trơn càng tốt và ổn định. Cấp độ nhớt người ta xác định ở nhiệt độ là 100 độ C – Đây là nhiệt độ trung bình của nhớt khi máy móc vận hành ) và gọi là độ nhớt đơn cấp ở nhiệt độ cao.
+ Dầu nhờn đa cấp: loại dầu này thường đi kèm sau là 2 chỉ số như SAE 0W 20, 15W40. Số đứng trước chữ “ W “ để chỉ khoảng nhiệt độ mà dau dong co có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Ví dụ dầu 15W có thể khởi động được ở nhiệt độ -20oC . Còn số đứng sau chữ “ W “ để chỉ độ nhớt dầu nhờn ở 100oC. Ở Việt Nam chúng ta thường thấy loại dầu có độ nhớt 15W40 và 20W50 được ưa chuộng và sử dụng rất nhiều. Dầu 15W40 dùng cho xe cũ còn dầu 20W50 thì dùng cho xe mới.
Các thông số kỹ thuật của dầu nhờn
Dầu bôi trơn đa dạng về công dụng, chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài tiêu chuẩn Cấp độ nhớt SAE,các bạn cũng nên tham khảo, nghiên cứu thêm các tiêu chuẩn liên quan tới dầu nhớt sau đây.
– Viscosity Index (VI): là chỉ số nhớt của dầu nhờn. Độ nhớt có 2 loại, đơn cấp và đa cấp. Dầu đơn cấp thì độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ. Độ nhớt của dầu đa cấp theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp.
– API (America Petroleum Institute): Ký hiệu API nghĩa là dầu theo tiêu chuẩn về phẩm cấp dầu của Mỹ. Phẩm cấp dầu tăng từ SE, SF, SG, SJ và giá của dầu cũng tăng theo đó. Dầu có phẩm cấp càng cao thì chất lượng (độ nhớt, độ lỏng) càng ổn định theo nhiệt độ.
Màu sắc của dầu nhờn
Màu sắc của một loại dầu không có ý nghĩa đặc biệt nào. Bởi vì màu của dầu nhớt sẽ phụ thuộc vào một số nhân tố nhất định, như là quy trình lọc dầu và loại dầu gốc, các phụ gia và dầu thô được sử dụng. Mỗi một thương hiệu thường lựa chọn một loại màu đặc trưng riêng.
Vì vậy, chỉ dựa vào màu sắc thì không giúp gì nhiều cho việc đánh giá chất lượng của nhớt. Dầu nhớt có màu sáng hơn không phải là tốt hơn hay tồi tệ hơn dầu nhớt có màu tối hơn. Một chiếc xe màu xanh dương không chạy nhanh hơn một chiếc xe màu đỏ – màu sắc không phải là vấn đề mà là những gì dưới mui xe.
Dầu nhờn bảo vệ động cơ của bạn như thế nào?
Dầu nhờn chính là dòng máu của chiếc xe. Ngoài tác dụng bôi trơn làm mát động cơ. Khi động cơ của bạn bị bẩn, thì dầu nhớt còn có tác dụng làm sạch các chi tiết bên trong. Phủ kín khe hở giúp động cơ hoạt động trơn chu, an toàn.
Bôi trơn
Khi động cơ hoạt động hệ thống bơm sẽ phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ để tạo thành lớp đệm trơn trên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết, làm giảm lực ma sát và tăng hiệu suất vận hành. Đồng thời, việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết giúp giảm thiểu sự mài mòn các bề mặt kim khí, có tác dụng bảo vệ và tăng tuổi thọ của động cơ.
Dầu giúp cho piston chuyển di lên xuống một cách nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh. Động cơ được cấu thành từ rất nhiều các chi tiết kim khí như piston, trục cam, xu-páp… Khi động cơ vận hành, lực ma sát giữa các bộ phận này với nhau là rất lớn.
Làm mát
Khi hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra do ma sát và quá trình đốt cháy nhiên liệu là rất lớn. Quá trình luân chuyển liên tục, giúp cho việc hấp thụ nhiệt và giải phóng nhiệt tại bình dầu diễn ra thường xuyên. Giúp cho động cơ được làm mát, tránh được tình trạng động cơ bị quá nhiệt hay cháy piston.
Phủ kín khe hở
Khi động cơ vận hành, dầu nhớt như một lớp đệm mềm không định hình bịt kín khe hở giữa piston và thành xi-lanh. Tác dụng để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát.
Điều này có được là do một số phụ gia giúp làm tăng độ dày của màng dầu đang sử dụng. Tạo thành lớp phủ kín các khe hở khi vận hành. Độ nhớt càng đặc thì khả năng phủ kín khe hở càng cao.
Chống rỉ sét và vệ sinh các chi tiết trong động cơ
Khi hoạt động, động cơ đốt cháy nhiên liệu nên sẽ sản sinh ra muội đọng lại bên trong động cơ. Hoặc do qua trình trình tiếp xúc ma sát, sẽ tạo ra các cặn kim loại. Khi đó dầu nhớt có tác dụng cuốn trôi và làm sạch những muội bám này trên bề mặt các chi tiết bên trong động cơ.
Ngoài ra khi động cơ được bao bọc bởi một lớp màng dầu. Màng này sẽ có tác dụng hạn chế sự tiếp xúc giữa các chi tiết kim loại trong động cơ với không khí. Nhằm tránh được hiện tượng oxi hóa dẫn đến gỉ sét.
Lưu ý khi sử dụng dầu nhờn dầu nhờn
✦ Cũng như các vật dụng khác sau một thời gian sử dụng hết công suất. Thì dầu động cơ sẽ bị biến chất, thoái hóa. dầu nhờn sẽ không còn đảm bảo về tính năng bảo vệ nữa. Vì vậy cần phải thay mới dầu động cơ để “hồi phục sức sống” cho phương tiện của bạn.
✦ Cần cân nhắc chọn lựa loại dầu nhớt có độ nhớt và chất lượng thích hợp. Đây là một trong những lưu ý quan trọng khi thay dầu nhớt. Với cấp độ nhớt vừa phải, động cơ bên trong sẽ dễ dàng vận hành, đồng thời các tính năng của dầu nhớt cũng được phát huy tối đa.
Những hãng dầu động cơ thông dụng tai Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm dầu động cơ nói chung và các dòng dầu khác cạnh tranh hết sức khốc liệt.
✦ Các thương hiệu đứng đầu cần kể đến như: Shell, Total, Caltex, Castrol, BP. Đây đều là các thương hiệu dầu động cơ hàng đầu thế giới, chất lượng sản phẩm đều đã được kiểm định nghiêm ngặt.
✦ Thương hiệu bình dân hơn thì có BP, PLC, PV oil…
Tùy theo từng loại động cơ khác nhau, tuổi thọ của mỗi loại động cơ. Điều kiện hoạt động mà người sử dụng cần phải biết cách chọn lựa dầu động cơ sao cho phù hợp nhất, tốt nhất cho máy móc của bạn.