Hệ Số Nhớt Của Chất Lỏng Là Gì? Cách Tính Độ Nhớt Trong Dầu

Khi nhắc đến dầu mỡ bôi trơn, điều chúng ta luôn quan tâm đến đó là độ nhớt. Vậy thực sự bạn đã biết độ nhớt đó là gì và nó phản ánh tính chất gì của dầu cũng như chất lỏng chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về ” hệ số nhớt của chất lỏng là gì?”.

Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề chất lượng của dầu nhớt. Bạn nên đọc bài viết này để bổ sung thêm kiến thức cho mình.

Vậy hệ số nhớt của chất lỏng là gì?

Hệ số nhớt hay còn gọi là tính nhớt: “Nó là tính chất của chất lỏng chống lại sự trượt hay dịch chuyển giữa các lớp chất lỏng. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do xuất hiện nội ma sát giữa các lớp chất lỏng chuyển động tương đối với nhau”.

Kết quả nghiên cứu chuyển động ổn định của dòng chất lỏng dọc theo một bề mặt phẳng: vận tốc dòng chất lỏng tại điểm xét giảm tỷ lệ với khoảng cách tại đó tới bề mặt phẳng. Tức là vận tốc v=0 khi y=0. Khi đó giữa các lớp chất lỏng xuất hiện ứng suất tiếp tuyến.

Theo giả thuyết của Newton thì ứng suất tiếp tuyến giữa các lớp chất lỏng tỷ lệ thuận với gradien vận tốc và phụ thuộc vào loại chất lỏng.

Một số công thức tính hệ số nhớt

Ở đó: µ – là hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào loại chất lỏng, µ được gọi là độ nhớt động lực học của chất lỏng. Đơn vị [µ]=N.s/m2. Ngoài ra độ nhớt động lực còn tính theo các đơn vị: kg/ms, P (poazo), cP (centipoazo). Chúng ta có mối quan hệ sau.

1 Ns/m2=1 kg/ms =10P =1000 cP

Trong công thức trên thành phần dv/dy – đặc trưng cho mức độ dịch chuyển. Như vậy chỉ khi chất lỏng chuyển động mới xuất hiện ứng suất tiếp tuyến. Khi chất lỏng đứng yên coi ứng suất tiếp tuyến bằng 0.

Trong kỹ thuật còn sử dụng khái niệm độ nhớt động học, kí hiệu ν.

ν = µ/ρ [ν]=m2/s

1 m2/s= 1 St ( Stốc) =100 cSt ( centiStốc)

Ngoài các đơn vị chuẩn trên ở một số nước còn có đơn vị đo độ nhớt riêng: Nga dùng độ Engle (0E), Anh dùng giây Redut (“R”), Pháp dùng độ Bacbe (0B), Mỹ dùng giây Sebon (“S”). Giữa các đơn vị này có công thức chuyển đổi.
Cần lưu ý rằng khi so sánh độ nhớt của 2 chất lỏng phải dùng cùng một đơn vị độ nhớt ở cùng điều kiện đo.

Bảng chuyển đổi các đơn vị đo hệ số nhớt.

Centipoise (Cps) Millipascal seconds(mPas)
Poise (P)
Centistokes (cSt)
Stokes
(S)
Saybolt Seconds Universal (SSU)1)
tại 100oF (37.8oC) tại 210oF (98.9oC)
12) 0.01 1 0.01
12) 0.01 1 0.01
2 0.02 2 0.02 32.6 32.8
4 0.04 4 0.04 39.2 39.5
7 0.07 7 0.07 48.8 49.1
10 0.1 10 0.1 58.8 59.2
15 0.15 15 0.15 77.4 77.9
20 0.2 20 0.2 97.8 98.5
25 0.24 25 0.24 119.4 120.2
30 0.3 30 0.3 141.5 142.5
40 0.4 40 0.4 186.8 188.0
50 0.5 50 0.5 233 234
60 0.6 60 0.6 279 280
70 0.7 70 0.7 325 327
80 0.8 80 0.8 371 373
90 0.9 90 0.9 417 420
100 1 100 1 463 467
120 1.2 120 1.2 556 560
140 1.4 140 1.4 649
160 1.6 160 1.6 741
180 1.8 180 1.8 834
200 2 200 2 927
220 2.2 220 2.2 1019
240 2.4 240 2.4 1112
260 2.6 260 2.6 1204
280 2.8 280 2.8 1297
300 3 300 3 1390
320 3.2 320 3.2 1482
340 3.4 340 3.4 1575
360 3.6 360 3.6 1668
380 3.8 380 3.8 1760
400 4 400 4 1853
420 4.2 420 4.2 1946
440 4.4 440 4.4 2038
460 4.6 460 4.6 2131
480 4.8 480 4.8 2224
500 5 500 5 2316
550 5.5 550 5.5
600 6 600 6
700 7 700 7
800 8 800 8
900 9 900 9
1000 10 1000 10
1100 11 1100 11
1200 12 1200 12
1300 13 1300 13
1400 14 1400 14
1500 15 1500 15
1600 16 1600 16
1700 17 1700 17
1800 18 1800 18
1900 19 1900 19
2000 20 2000 20
2100 21 2100 21
2200 22 2200 22
2300 23 2300 23
2400 24 2400 24
2500 25 2500 25
3000 30 3000 30
3500 35 3500 35
4000 40 4000 40
4500 45 4500 45
5000 50 5000 50
5500 55 5500 55
6000 60 6000 60
6500 65 6500 65
7000 70 7000 70
7500 75 7500 75
8000 80 8000 80
8500 85 8500 85
9000 90 9000 90
9500 95 9500 95
15000 150 15000 150
20000 200 20000 200
30000 300 30000 300
40000 400 40000 400
50000 500 50000 500
60000 600 60000 600
70000 700 70000 700
80000 800 80000 800
90000 900 90000 900
100000 1000 100000 1000
125000 1250 125000 1250
150000 1500 150000 1500
175000 1750 175000 1750
200000 2000 200000 2000

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhớt của chất lỏng

Sự ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ càng tăng thì độ nhớt của chất lỏng càng giảm. (Đối với chất khí lại ngược lại, nhiệt độ càng tăng độ nhớt chất khí càng tăng.)

Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của độ nhớt có thể đánh giá theo công thức sau:

Ở đó: µ và µ0 – độ nhớt ứng với nhiệt độ T và T0, β – hệ số tỷ lệ.

Ảnh hưởng của áp suất

Ảnh hưởng của áp suất đến độ nhớt không đáng kể. Nếu p<20 MPa thì không cần xét tới sự thay đổi độ nhớt khi áp suất thay đổi. Sự thay đổi này được mô tả bằng phương trình:

νp= ν (1+kp)

ν – độ nhớt ứng với áp suất khí quyển

k – hệ số phụ thuộc loại dầu: k=0,002÷0,003

p – áp suất (at)

Bảng tra độ nhớt của chất lỏng

Sau khi chúng ta biết được hệ số nhớt của chất lỏng là gì? Cùng các công thức tính và những yếu tố tác động đến tính nhớt. Chúng ta nắm bắt được những tương quan của môi trường tới khả năng bôi trơn của chất lỏng. Nhưng cũng không phải lúc nào bạn cũng tính toán để biết được về vấn đề đó. Bởi đã có một số bảng tra độ nhớt của chất lỏng (Ở đây chúng ta quan tâm đến dầu nhớt).

Mỗi một tiêu chuẩn đo lường hiệp hội sẽ đưa ra cách tính và chỉ số riêng. Tuy nhiên nó đều nhằm mục đích chỉ ra cho khách hàng về khả năng bôi trơn trên bề mặt ở những nhiệt độ và điều kiện môi trường nhất định. Dành cho cả dầu thủy lực lẫn dầu bôi trơn động cơ.

Bài viết liên quan