Khi Nào Nên Thay Dầu Thủy Lực Cho Máy Xúc – Máy Nâng Hạ

Dầu nén trong hệ thống thủy lực cũng luôn cần thay thế khi có các dấu hiệu hoặc hết lượng công suất hoạt động. Nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo áp lực lên các cần – trục. Có thể dẫn đến tình trạng bị hư hỏng – gãy – vỡ ống chứa dầu. Nhưng khi nào nên thay dầu thủy lực?

Khi nào nên thay dầu thủy lực?

Với thời tiết nhiệt đới gió mùa của Việt Nam, hạn mức sử dụng dầu thủy lực trong các hệ thống máy móc luôn được các nhà sản xuất khuyến nghị từ 5000h – 6000h. Đó là thời gian thay dầu thủy lực tốt nhất cho các loại máy dùng hệ thủy lực. Tại sao vậy?

Bởi dầu thủy lực luôn được tạo ra từ dầu gốc khoáng + phụ gia. Trong quá trình sử dụng, cả gốc dầu lẫn phụ gia sẽ dần dần bị hao mòn và giảm chất lượng đi.

Ngoài ra, nó còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác như: Cặn bẩn lọt vào, nhiệt sinh ra làm cạn dần dầu thủy lực bên trong.

Khi nào nên thay dầu thủy lực còn phụ thuộc vào điều kiện làm việc, chất lượng dầu, thời tiết, chất lượng của máy móc… Như vậy, ngoài khuyến nghị của các nhà cung cấp máy móc, nhà sản xuất dầu thủy lực ra còn nên dựa trên điều kiện thực tế hoạt động của máy móc nữa.

Tác hại khi kéo dài thời gian sử dụng dầu thủy lực

Khi kéo dài thời gian sử dụng dầu thủy lực. Nghĩa là khi đó bạn đang sử dụng dầu ở điều kiện không đạt chuẩn. Sẽ có những tác động nhất định đến công năng hoạt động cũng như hệ thống máy móc. Còn đối với dầu thì khi đó đã cần thay thế nên chúng ta không bàn đến việc ảnh hưởng lại tới dầu nữa.

Ảnh hưởng của dầu kém chất lượng đến công năng

Việc lạm dụng dầu thủy lực đã quá thời hạn sử dụng sẽ ảnh hưởng đến công việc hay chính là công suất hoạt động của máy. Có thể nhận thấy gồm:

  • Sức ép – nén của dầu giảm đi, khả năng sinh công thấp hơn.
  • Hoạt động của máy bị chậm, thời gian giải quyết công việc lâu.
  • Đùn – ép nhiên liệu không đủ áp suất khiến sản phẩm bị hư hỏng….

Chỉ đơn giản các lý do đó thôi khiến bạn luôn luôn để ý đến việc khi nào nên thay dầu thủy lực cho máy móc của mình. Tránh tình trạng tiếc một đồng – hư hại một đống.

Hư hại máy thủy lực

Khi dầu thủy lực máy xúc, máy ép nhựa, xe nâng hạ… đã đến thời hạn thay mà bạn vẫn cố. Khi đó nó sẽ không đảm bảo cho bạn được về các tính năng như: Bôi trơn, lọc cặn, tản nhiệt… nữa. Và như vậy nó lại đi ngược lại cái được gọi là ưu điểm của mình. Đó là:

  • Tạo ma sát cùng cặn bẩn lọt vào bên trong gây xước sát lòng piston.
  • Gây hiện tượng nóng bên trong của máy.
  • Không đủ áp lực chịu tải có thể làm biến dạng – gãy trục thủy lực, tay lực…
  • Tăng khả năng oxy hóa bề mặt của chi tiết máy
  • Nguy hiểm trong vấn đề vận hành.

Thêm một lý do nữa để bạn cần phải nhớ đến việc khi nào nên thay dầu thủy lực cho máy móc của mình.

Cũng như vừa nói ở trên, dầu thủy lực nên thay khi nào còn phụ thuộc vào việc bạn sử dụng dầu đúng chủng loại và chất lượng hay không? Thế nên, cũng phải để ý về các loại dầu thủy lực phổ biến hiện nay trên thị trường. Nó chắc chắn sẽ là những loại bạn quan tâm nhiều nhất.

Một số dầu thủy lực phổ biến trên thị trường

Trên thị trường, hiện nay chủ yếu được sử dụng gồm 3 loại dầu thủy lực sau:

  • 1/ Dầu thủy lực ISO VG 32
  • 2/ Dầu thủy lực ISO VG 46
  • 3/ Dầu thủy lực ISO VG 68.

Ngoài ra cũng có nhiều cấp độ nhớt khác nhau. Nhưng chủ yếu được sử dụng là 3 loại kể trên. Loại chiếm tỷ lệ cao và dùng cho nhiều máy nhất là dầu thủy lực cấp độ nhớt 46. Bởi nó đảm bảo độ đậm đặc ở mức vừa phải. Nếu sử dụng trong thời gian ngắn có thể thay thế được cho cả cấp độ 68. Tuy nhiên chúng tôi khuyến nghị vẫn nên sử dụng đúng loại dầu theo đúng mục đích.

Mỗi sản phẩm dầu đều được cập nhật thông số tiêu chuẩn đo lường khác nhau. Việc bạn lựa chọn hãng dầu cũng rất quan trọng trong việc đảm bảo công năng cho máy thủy lực. Tránh các sản phẩm hàng nhái, hàng giả hay hàng kém chất lượng ra.

Bài viết liên quan