Hiện nay, máy CNC đã trở nên vô cùng quen thuộc và ứng dụng rỗng rãi trong sản xuất đặc biệt là các ngành kỹ thuật cơ khí, điện tử, giày dép, may mặc….Máy hoạt động theo nguyên lý điều khiển tự động có sự điều khiển của máy tính, sản phẩm có thông số kỹ thuật chính xác. Tuy vậy trong quá trình hoạt động không tránh khỏi lỗi hư hỏng. Khiến máy hoạt động không trơn chu, chính xác. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu những lỗi thường gặp trên máy CNC để có cách xử lý cụ thể nhé.
Cấu tạo của máy CNC
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy CNC. Được sản xuất từ nhiều nước với những tiêu chuẩn khác nhau. Chúng ta có thể kể đến các loại máy CNC. Như máy tiện, máy khoan, máy doa, máy mài, máy cắt bánh răng. Máy phay, máy bào, máy chuốt, máy cưa… Một số máy theo phương pháp cắt gọt nghệ kỹ thuật cao, Như máy CNC nhiều trục, máy cắt plasma CNC và máy khắc (cắt) laser CNC,….
Cấu tạo chung
Để lắm được về nguyên lý hoạt động của máy CNC, trước hết ta cần biết về cấu tạo các bộ phận của chúng. Nhìn chung, một máy CNC đều phải có những bộ phận cơ bản gồm 2 phần chính:
- Phần chấp hành: Thân máy, đế máy, bàn máy, bàn xoay, trục vít me bi, ổ tích dụng cụ, cụm trục chính và băng dẫn hướng.
- Phần điều khiển: Các loại động cơ, các hệ thống điều khiển và máy tính trung tâm.
Để tim hiểu kỹ hơn về cấu tạo chung của các dòng máy CNC phổ thông nhất bạn đọc thêm: cấu tạo máy CNC
2 Các mã lệnh trong vận hành máy CNC
Mã lệnh trong máy CNC là những cấu trúc lệnh được lập trình trong bộ vi xử lý của máy cơ khí. Nó giúp điều khiển toàn bộ các bộ phận trên máy hoạt động theo mệnh lệnh được lập ra đó. Đảm bảo mọi sự di chuyển của chi tiết máy đều đi theo quy trình cố định mà câu lệnh đã nạp vào bên trong.
Những mã lệnh nhằm đảm bảo quy trình tiện nhanh chóng. Dúng kỹ thuật để mang lại thành phần có tính chính xác nhất.
Để giúp các bạn tìm hiểu và ứng dụng các câu lệnh trong vận hành máy CNC an toàn và hiệu quả. Chúng tôi đã có một bài viết chi tiết về các lệnh này, các bạn tham khảo: mã lệnh trong máy CNC
Những lỗi thường gặp trên máy CNC
Các trục trên máy hoạt động bất thường
Một trục hoặc tất cả các trục không chạy hoặc di chuyển không bình thường. Phần mềm điều khiển mở lên báo lỗi.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân khiến các trục trên máy hoạt động bất thường ta có thể kể đến như:
- Card điều khiển kết nối với máy tính bị lỏng
- Máy tính bị lỗi hoặc card bị hỏng
- Dây từ hộp điều khiển đến động cơ trục bị chập trờn đứt ngầm
- Hộp điều khiển (Driver) của trục bị lỗi
Cách khắc phục
– Với trường hợp Card điều khiển kết nối với máy tính bị lỏng:
+ Trước hết bạn tháo card ra khỏi máy tính, làm vệ sinh máy tính và chân nối PCI trên máy tính.
+ Cắm lại card với máy tính đảm chính xác, đúng chân rồi siết chặt bằng ốc..
+ Sau đó bạn bật máy tính, nếu không được thì ta cài lại phần mềm và update driver lại từ card.
Sau tất cả những phương pháp này mà không được thì ta nghĩ ngay đến trường hợp card bị hỏng và cần thay thế.
– Máy tính bị lỗi hoặc card bị hỏng
Để biết chắc chắn máy tính lỗi hay card hỏng. Bạn hãy rút card bạn nghi đang bị hỏng mang sang một máy tính khác để kiểm tra. Hoặc có thể thay mới 1 card mới nếu bạn muốn.
Nếu biết chính xác xác nguyên nhân thì công việc của bạn là sử máy tính hoặc thay card hỏng nhé.
+ Cần kiểm tra kĩ dây từ driver đến động cơ trục. Với máy qua sử dụng lâu dây có thể chập trờn đứt ngầm.
Trước hết bạn cắm lại các đầu jack của Driver. Nếu vẫn chập trờn bạn sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch để kiểm tra.
+ Nêu đồng hộ báo hư hỏng thì công việc của bạn là thay dây điều khiển.
– Hộp điều khiển (Driver) của trục bị lỗi
Giả sửa trục a bị lỗi, bạn hãy tháo driver của trục b sang để test thử. Nếu chạy bình thường thì nguyên nhân chắc chắn do driver của trục a bị lỗi, cần thay mới.
Động cơ chính spindle không quay
Nguyên nhân động cơ chính spindle không quay chúng ta có thể kể đến như:
- Spindle có thể không chạy do cháy cuộn dây hoặc kẹt vòng bi bên trong.
- Do nguồn điện cấp cho biến tần thấp dẫn tới biến tần báo lỗi và dừng Spindle.
- Card điều khiển bị hỏng.
- Dây tín hiệu bị đứt, dây nguồn từ biến tần đến Spindle bị chập.
Cách khắc phục: Kiểm tra đồng bộ biến tần có được cài đặt đúng tần số chưa. Sau đó kiểm tra theo các nguyên nhân trên để sửa lỗi.
Bề mặt sản phẩm CNC bị cháy hoặc biến dạng
Chúng ta hãy xem hình ảnh một sản phẩm CNC bị cháy trong quá trình gia công:
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do:
– Khi sửa chữa Spindle bị quay ngược hoặc là mũi dao khắc bị cùn. (Trường hợp này ta phải liên hệ kỹ thuật nếu spindle bị quay ngược. Thay hoặc mài lại dao nếu dao khắc bị cùn.
– Trong quá trình gia công máy CNC, ma sát và nhiệt độ tỏa ra là rất lớn. Dẫn đến hiện tượng bốc khói, thậm chí là cháy sản phẩm tại vị trí gia công.
Lỗi này có thể do dầu cắt gọt pha nước không đảm bảo tốt nhiệm vụ bôi trơn và làm mát tại vị trí gia công. Vì vậy khi sử dụng máy CNC bạn cần chú ý đến dầu cắt gọt phù hợp với máy CNC mà mình đang sử dụng nhé.
Thường xuyên bị gãy dao cắt – gọt
Gãy dao hoặc thay dao giữa chừng là điều bình thường ở máy CNC. Chúng ta thường kể đến những nguyên nhân sau:
- Do đầu kẹp cổ dao dùng lâu ngày bị mòn, khiến dao không được cố định chắc chắn nên bị gãy dao. Khắc phục bằng cách thay thế đầu kẹp collet và ốc mũ collet mới. Thông thường dùng 1 năm thì nên thay thế mới.
- Do chất lượng dao kém không đáp ứng nhu cầu cũng là nguyên nhân gây gẫy dao. Đôi khi nhầm dao cũng là nguyên nhân gây gẫy dao.
- Do lỗi người lập trình nôn nóng, chế độ cắt không thích hợp, tọa độ điểm đặt dao không đúng.
- Do phôi gia công quá cứng.
Các bạn cần tìm hiểu rõ xem gãy dao là do nguyên nhân nào để tìm biện pháp khắc phục phù hợp.
Lỗi phần mền điều khiển
Các bản vẽ được thiết kế và đưa vào máy thực thi thông qua các phần mềm điều khiển máy CNC. Để giúp máy hiểu và hoạt động với độ chính xác gần như tuyệt đối. Với các loại máy CNC khác nhau như: máy cắt, máy đục, máy khoan, máy tiện, máy plasma….sẽ có các chương trình điều khiển tương thích để vận hành tốt nhất có thể.
Có thể kể qua vài phần mềm điều khiển máy cắt CNC như: autocad, Cimco Edit, Artcam, Jdpaint, Mastercam…ngoài ra phần mềm mô phỏng SSCNC cũng là một trợ thủ đắc lực khác.
Cũng như tất cả mọi phân mền khác một ngày đẹp trời nó cũng có thể hư hỏng. Nguyên nhân có thể do virut, do người dùng thao tác sai,… khiến phần mềm không sử dụng được.
Cách khắc phục: Cài lại phần mềm hoặc thay thế những vi mạch bị hư hỏng.
Trên đây là những chia sẻ về những lỗi thường gặp trên máy CNC. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn tìm ra được nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục phù hợp. Nhằm mang đến một quá trình sản xuất an toàn và hiệu quả.