Máy nén hay máy ép lực bằng hệ thống chất lỏng hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Bởi nó mang lại khả năng tạo lực linh hoạt và mạnh mẽ. Vậy máy nén thủy lực là gì? Cấu tạo cơ bản và nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Mà nó lại được quan tâm đến như vậy?
Đồng thời, chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm về nguyên liệu thủy lực nó dùng phổ biến là loại nào nữa.
Tìm hiểu về máy nén thủy lực
Máy nén thủy lực là gì?
Máy nén thủy lực hay còn gọi là máy ép thủy lực. Nó là một hệ thống bao gồm các xi lanh rỗng bên trong chứa dầu thủy lực. Khi hoạt động, máy bơm sẽ ép cho thủy lực nén tập trung về một đầu của xi lanh tạo ra lực đẩy lớn. Tạo ra mật độ tinh thể dầu bên trong lớn hơn. Giúp tạo ra lực nén hay nâng cực cao.
Trên thực tế, máy nén thủy lực được gọi theo công năng hoạt động hay lĩnh vực áp dụng hoặc theo cấu tạo. Có thể những cái tên mà mọi người thường nghe đến như: máy nâng hạ thủy lực, máy ép nhựa thủy lực, máy dập… Hoặc theo cấu tạo có thể là máy ép ngang, máy ép đứng, máy hình trụ, hình chữ C, chữ H…
Cấu tạo của máy thủy lực
Máy nén thủy lực được cấu tạo gồm 4 phần chính:
- Phần khung đỡ toàn bộ máy
- Phần khuôn đúc sản phẩm – hoặc tay nâng hạ.
- Bộ phận thủy lực: Ống piston, máy bơm thủy lực, dây dẫn, cút nối…
- Hệ thống điều khiển cơ hoặc điện tử
Trong đó, phần khung đỡ, khuôn đúc và tay nâng hạ là bộ phận cơ khí. Nó được tạo ra với mục đích chịu lực. Còn với hệ thống piston thủy lực là phần tạo ra những hoạt động di chuyển cho toàn bộ máy ép thủy lực. Bộ điều khiển sẽ là bộ não để hướng dẫn các hoạt động cho chính xác.
Sơ đồ nguyên lý của máy ép thủy lực
Để hiểu rõ được sơ đồ – nguyên lý của máy ép thủy lực. Chúng ta có thể xem qua đoạn video mô phỏng 3D sau:
Khi xem xong bạn sẽ thấy, hệ thống thủy lực hầu như tham gia vào mọi hoạt động trên máy ép nhựa. Từ việc đóng mở khuôn ép, giữ chắc vị trí cho khuôn ép khi bơm nhựa nóng vào. Cho đến việc di chuyển của trục vít nghiền, nung nóng nhựa. Rồi đến khâu cuối cùng là ép phun tưới nguội cho khuôn cũng luôn có mặt của hoạt động thủy lực.
Nó cho thấy tầm quan trọng của hoạt động thủy lực trong công nghiệp sản xuất, nâng hạ, vận chuyển… Như vậy chúng ta đã hiểu qua máy nén thủy lực là gì rồi. Giờ có lẽ ta nên tìm hiểu về ứng dụng của nó trong thực tế.
Ứng dụng của máy ép thủy lực trong thực tế
Máy ép hay máy nén bằng thủy lực ngoài thực tế có tính ứng dụng cao. Trong đó, đáng kể nhất là những lĩnh vực về:
- Nâng hạ hàng trọng lượng cao
- Ép – nén tạo khuôn hình cho sản phẩm.
- Dẫn đẩy trục trong máy đi theo quỹ đạo cố định.
- Chịu tải trụ cao trong thời gian dài.
- Làm hệ thống đàn hồi – hệ thống thụt dầu…
Kể đến những loại máy móc thực tế mà nó đang được ứng dụng thì rất nhiều. Bạn sẽ dễ dàng gặp như:
- Xe nâng hạ, cẩu hàng
- Máy xúc, máy ủi
- Máy ép nhựa, đột dập kim loại, cắt gọt kim loại
- Hệ thống kéo – đẩy trên xe ben, xe rơ móc…
- Các loại tay nâng thủy lực đơn giản…
Có rất rất nhiều cái tên mà ứng dụng nó. Từ dân dụng đến công nghiệp. Ngay cả đến giảm xóc xe máy, ô tô cũng dựa trên nguyên lý đó để hoạt động.
Vậy chất lỏng chứa bên trong xi lanh phù hợp nhất là gì?
Ngay ở phần trên khi tìm hiểu về máy ép thủy lực là gì? Chúng ta đều đã hiểu, để hoạt động được, thì hệ thống xi lanh cần chứa một lượng chất lỏng để nén thủy lực bên trong. Nhưng loại chất lỏng đó phổ biến là gì?
Câu trả lời cho mọi người đó là dầu thủy lực 46, 32 hay 48… Tùy thuộc vào tải trọng mà hệ thống xi lanh cần đảm bảo. Nhưng chúng hầu hết sử dụng là dầu và là 3 nhóm dầu kể trên. Nó đến từ nhiều hãng khác nhau. Mỗi hãng đều tự sản xuất cho mình một số những mẫu sản phẩm riêng biệt và có đặc thù riêng.
Những cái tên mà bạn thấy phổ thông như: Dầu thủy lực Motul, Caltex, Castrol. Mobile, Total, shell… Các hãng này đều sản xuất ra 3 nhóm dầu với độ nhớ 32, 46 hay 68 phổ biến hiện nay. Và chia nó ra làm nhiều sản phẩm khác nhau trong cùng phân khúc. Mỗi sản phẩm phù hợp với nhu cầu hoạt động riêng nhờ hệ số và loại phụ gia đưa vào khi chế ra sản phẩm.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về máy ép thủy lực là gì? cấu tạo, nguyên lý hoạt động? Và cũng như chất lỏng làm thủy lực bên trong là gì rồi. Mong rằng những kiến thức này sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong điều khiển máy ngoài thực tế.