Tìm Hiểu Qua Một Số Loại Máy Thủy Lực Phổ Biến Dùng Ở Việt Nam

Khi nhắc đến các loại máy thủy lực, chúng ta thường nghĩ ngay đến những ống piston chứa đầy dầu thủy lực 32, 46 hay 68. Thường xuất hiện tại các công trường như máy xúc – ủi, cần cẩu, trục nâng hạ. Hoặc trong công nghiệp gồm những máy ép, đột dập… Nhưng cũng có loại như trong động cơ ô tô, xe máy mà bạn vẫn không để ý.

Hệ thủy lực là những loại máy móc sử dụng dầu hoặc chất lỏng làm vật truyền năng lượng giúp cho một hệ thống nào đó di chuyển. Do vậy, nếu tính trên phương diện này thì các loại máy sử dụng hệ thống này rất đa dạng. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số loại phổ biến.

Một số loại máy thủy lực phổ biến

Máy thủy lực cho hệ nâng hạ

Đây là loại cực phổ thông và ai cũng biết. Đó chính là máy xúc, máy nâng hạ hàng… Chúng thường được cấu tạo bởi hệ thống thủy lực gồm:

  • Bình chứa dầu thủy lực
  • Hệ thống ống dẫn dầu từ bình đến tay lực.
  • Tay chịu lực gồm: Piston, gioăng, phớt…

Để tìm hiểu kỹ hơn về dòng máy thủy lực này. Bạn nên tham khảo chi tiết: Cấu tạo của xe nâng hạ.

Chúng tôi phân biệt loại thủy lực nâng hạ bởi chúng tác dụng lực chính để tạo sức nén dầu. Giúp cho cần hoặc trục có thể nâng lên hạ xuống và đưa đẩy sang ngang tốt. Thường những loại này trục piston bên trong chỉ chứa dầu và rỗng. Nó di chuyển dựa trên việc lên xuống giữa thân piston với vỏ xilanh bên ngoài.

Máy thủy lực nén ép

Cấu tạo cũng giống như hệ thống thủy lực nâng hạ. Tuy nhiên, loại này lại thường có cấu tạo gồm nhiều xilanh dầu nhỏ. Kết nối với nhau bằng một mặt kim loại phẳng. Chúng di chuyển theo tác động áp suất và đơn giản chỉ là động tác lên xuống.

Khi áp suất phía đầu ép yếu, hệ thống thủy lực sẽ đẩy dầu để khiến các loại vật liệu lỏng ở đầu kia phun về phía trước. Các vật liệu lỏng có thể là nhựa nóng, gang, thép… Loại này thường dầu thủy lực sử dụng cần phụ gia chịu nhiệt và chịu tải nhiều hơn là bôi trơn.

Máy thủy lực dùng hệ truyền bánh răng

Lúc này, dầu thủy lực còn có thể gọi là dầu bánh răng. Bởi nó bôi trơn và truyền lực làm cho những bánh răng ngâm bên trong dầu di chuyển. Tạo ra một lực tác động liên hoàn khác để một số bộ phận chuyển động.

Với máy thủy lực dạng này, chúng ta thường thấy ở động cơ ô tô hoặc xe máy. Piston đẩy lên đẩy xuống nén dầu bên trong buồng máy bị ép. Khi phí trên buồng đốt xả khí đi, dầu sẽ đàn hồi lại để đẩy ngược piston lên phía trên. Đồng thời khiến một số bánh răng quay để truyền lực qua hệ xên cam làm bánh di chuyển.

Ngoài ra, ở một số máy chạy tạo khí cánh gạt cũng hoạt động giống thế này.

Trên là ba loại máy thủy lực phổ thông nhất hiện nay. Mỗi loại máy lại cần có sự hỗ trợ của dung dịch lỏng bên trong khác nhau. Để lựa chọn tốt nhất cho chúng. Bạn cần hiểu rõ về máy và về cả lĩnh vực công việc mình đang áp dụng cho nó nữa.

Chọn dầu thủy lực phù hợp

Để có thể lựa chọn được một loại dầu thủy lực của hãng nào đó phù hợp cho máy móc của bạn. Đầu tiên bạn cần biết về máy thủy lực và công việc cần áp dụng. Bởi những lý do sau:

  • Máy móc: Mỗi loại máy đều sản xuất ra có một quy chuẩn riêng. Nó nhằm đáp ứng tốt cho loại công việc nằm trong vùng công việc của nó. Ví dụ, xe nâng có công suất 1 tạ, chúng ta chỉ nên sử dụng cho công việc bốc dỡ hàng hóa từ 1 tạ trở xuống mà thôi.
  • Công việc: Ngoài trọng tải chịu được, máy thủy lực còn phải chịu cả tác động của môi trường bên ngoài như: Nhiệt độ, khói bụi, độ ẩm… Nếu bạn không tính toán đến những điều này thì sẽ khiến dầu nhanh bị hỏng hoặc dầu dùng lãng phí. Sau đó có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ linh kiện của máy.

Vậy nên, khi lựa chọn dầu thủy lực Motul, Castrol, Shell… thì chúng ta cần quan tâm đến cấp độ nhớt và cả chất lượng phụ gia theo kèm. Để làm sao nó đáp ứng về truyền tải, chịu lực. Tiếp đến là việc lựa chọn cho các tác nhân bên ngoài như chống tạo bọt khí, chống nước, chống bụi…

Bài viết liên quan