Khám Phá Các Loại Đầu Máy Nén Khí Piston Trên Thị Trường

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại đầu máy nén khí piston. Với nhiều công suất 1/2hp, 1hp, 2hp, 3hp, 5.5hp, 7.5hp, 10hp, 15hp, 20hp. Ứng với mỗi loại nó quyết định công suất nén khí, lưu lượng cấp khí, áp lực ra ban đầu,… Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ về đặc điểm và chức năng của bộ phận này. Vì vậy, sau đây sẽ là những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Các loại đầu máy nén khí piston bạn nên biết

Hiện nay, dựa vào số lượng piston mà đầu máy nén khí được chia thành nhiều loại khác nhau. Như đầu máy nén khí 1 piston, đầu máy nén khí 2 piston và đầu máy nén khí 3 piston.

Đầu máy nén khí 2 piston

Để giúp thiết bị hoạt động trong thời gian dài và tạo ra dòng khí nén ổn định. Thì đầu máy nén khí 2 piston là bộ phận không thể thiếu, giữ vai trò cốt lõi trong máy nén khí 2 piston.

Đầu máy nén khí 2 piston là dòng đầu máy máy nén khí tầm trung. Chúng được sử dụng phổ biến hơn cả Ứng dụng trong chế biến nông sản, trong các garage sửa chữa ô tô, xe máy….

Đầu máy nén khí 2 piston đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: Fusheng, Puma, Palda… Các thương hiệu vốn rất nổi tiếng về ứng dụng dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại với quy trình kiểm tra kỹ thuật nghiêm ngặt.

Ngoài ra, bộ phận đầu máy bơm khí nén được cấu thành từ nhiều chi tiết nhỏ khác nhau. Bao gồm: bộ lọc, hộp làm mát, piston 1, piston 2, hộp số, bộ phận làm mát, van, động cơ và ống dẫn.

Đầu máy nén khí 3 piston

Đầu máy nén khí được trang bị 3 piston. Cũng như những dòng máy nén piston, máy nén khí 3 piston có những đặc điểm ưu việt mang lại những lợi ích không nhỏ cho người sử dụng.

Cũng giống như đầu máy nén khí 2 piston. Đầu máy nén khí 3 piston được sử dụng phổ biến cho các dòng máy nén khí. Đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: Fusheng, Puma, Palda…

Ưu điểm của đầu máy nén khí 3 piston:

– Khả năng lên hơi nhanh, lưu lượng khí nén ổn định trong khoảng thời gian dài. Đặc biệt, đầu máy nén được trang bị 3 pít tông nên khả năng lên hơi và nén khí diễn ra nhanh chóng.

– Đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng nhất là khi sử dụng. Dùng cho những công việc có sự di chuyển liên tục như khai thác hầm mỏ, đào đường,…

– Để đạt được hiệu suất cao như vậy, khi sử dụng bạn nên chú ý cách thay dầu máy nén khí đúng cách. Giúp thiết bị hoạt động ổn định, giảm thiểu sự cố kỹ thuật, tăng tuổi thọ máy.

Đầu máy nén khí 1 piston

Đầu máy nén khí được trang bị 1 piston. Thiết kế nhỏ gọn – đơn giản luôn là ưu điểm của dòng đầu máy nén khí không dầu. Công suất máy thường từ 0,5HP-10HP và áp suất làm việc thường lên đến 10 bar.

Máy sử dụng cho các nhu cầu công việc cần lưu lượng khí nén nhỏ trong gia đình. Như xịt vệ sinh, phun sơn, bơm hơi, bắn đinh, máy thổi bụi, phun sơn PU,…

Giá thành của máy nén khí đầu máy 1 piston thấp. So với những dòng sản phẩm máy nén khí khác trên thị trường. Phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của đầu máy nén khí piston

Cấu tạo

Đầu nén của các loại máy nén khí piston là nơi xảy ra 2 quá trình hút và nén không khí nhờ sự chuyển động lên xuống của piston trong lòng xi lanh.

Trong đó, piston và lòng xi lanh được làm bằng các kim loại có khả năng chịu nhiệt và chịu mài mòn nên có độ chính xác cao. Bên cạnh đó, thân piston được lắp các vòng xéc-măng để nâng cao độ kín khít cũng như nâng cao khả năng chống mài mòn.

Sự chuyển động lên xuống của piston sẽ gây ra tình trạng đóng và mở xen kẽ giữa các “lưỡi gà”. Điều này sẽ làm  cho khí nén từ bên ngoài được hút vào máy, sau đó được nén xuống bình chứa mà không bị đẩy ra theo chiều ngược lại.

Về cấu tạo đầu máy nén khí piston về cơ bản gồm: bộ lọc, hộp làm mát, piston 1, piston 2, piston 3, hộp số, bộ phận làm mát, van, động cơ và ống dẫn.

Nguyên lý hoạt động

Có 2 loại máy nén khí piston đó là: Máy nén khí 1 chiều, 1 cấp và máy nén khí 2 chiều 1 cấp.

Máy nén khí 1 chiều 1 cấp:

– Piston chuyển động tịnh tiến qua lại nhờ được nối với cơ cấu thanh truyền – tay quay. Khi piston đi sang phải V tăng dần. P giảm, van nạp mở ra, không khí ở bên ngoài đi vào trong xi lanh, thực hiện quá trình nạp khí.

– Khi piston đi sang trái, không khí trong xi lanh được nén lại. P tăng dần, van nạp đóng, đến khi P tăng lớn hơn sức căng lò xo van xả tự động mở. Khí nén sẽ qua van xả theo đường ống đến bình chứa khí nén kết thúc một chu kỳ làm việc.

– Sau đó các quá trình được lặp lại, cứ như vậy máy nén khí hoạt động để cung cấp khí nén.

Máy nén khí 2 cấp 1 chiều:

– Khi piston đi xuống, thể tích phần không gian phía trên piston lớn dần. Áp suất P giảm xuống van nạp số 7 mở ra không khí được nạp vào phía trên piston. Và đồng thời thể tích dưới piston giảm, P tăng van xả số 8 mở ra. Khí theo đường ống qua bình chứa.

– Khi piston đi lên không gian phía dưới piston lớn dần. P giảm van nạp số 7 mở ra, không khí được nạp vào xi lanh. Đồng thời V phía trên piston nhỏ dần. P tăng, van xả số 8 mở ra, khí nén phía trên piston được nén đẩy vào bình chứa.

– Cứ như vậy máy nén khí piston hoạt động để cung cấp khí nén. Phớt số 9 có tác dụng làm kín để không cho khí lọt ra ngoài.

Cách sử dụng đầu máy nén khí piston an toàn và hiệu quả

Khi sử dụng máy nén khí piston. Bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Kiểm tra vị trí đặt máy nén khí piston, nơi đặt thoáng mát, ít ô nhiễm về độ bụi và độ ẩm, nền nhà cứng cáp, bằng phẳng

– Kiểm tra vị trí của các bộ phận chính xem có bị lệch, lỏng lẻo trong quá trình vận chuyển không.

– Kiểm tra dầu máy, dầu bôi trơn trong đầu nén. Thông thường cần thay dầu máy nén khí 2 tháng 1 lần nhằm  đảm bảo số lượng dầu đủ đúng như quy định. Ngoài ra bạn cũng nên biết về các loại dầu máy nén khí piston để chọn lựa cho mình một sản phẩm phù hợp nhất.

– Bật công tắc nguồn để kiểm tra sự hoạt động của máy nén khí. Nhìn chiều quay của máy có đúng như bản hướng dẫn trên động cơ. Trường hợp động cơ máy quay ngược chiều, tắt điện. Đấu đổi ngược 2 dây pha trong 3 dây pha đỏ cho nhau.

– Các điều chỉnh rơ le áp: Thường đối với máy nén khí piston sẽ điều chỉnh bằng rơ le đối với máy không tự động. Và dùng bảng điện tử với máy hệ tự động.

– Mở van xả nước ở đáy bình định kỳ 2 tới 3 ngày 1 lần để tránh nước ngưng lâu ngày làm ô xy hóa bình chứa..

Trên đây là một số thông tin về đầu máy nén khí piston. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về đầu máy nén khí piston. Cùng cách sử dụng an toàn và hiệu quả khi làm việc nhé!

Bài viết liên quan