Hệ thống an toàn trên ô tô b­ạn cần phải biết

Trang bị an toàn trên ô tô bao gồm hai phần, an toàn chủ động và an toàn thụ động. Vậy các hệ thống này là gì và hoạt động như thế nào?

Hệ thống an toàn chủ động gồm những trang bị trên xe nhằm giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra tai nạn, chẳng hạn như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD hay cân bằng điện tử ESC. Trong khi đó, túi khí và dây đai an toàn thuộc về hệ thống an toàn thụ động, chỉ được kích hoạt khi tai nạn xảy ra để bảo vệ lái xe và hành khách tránh khỏi chấn thương.

Trang bị an toàn chủ động

Trang bị an toàn chủ động đầu tiên có thể kể đến đó là hệ thống đèn, nhằm mục đích chiếu sáng và tín hiệu thông báo cho xe.

Đèn pha – cốt

Đèn được bố trí ở đầu xe, đảm nhiệm chức năng chiếu sáng đường đi và quan sát tình trạng giao thông. Đèn pha có chức năng chiếu sáng ở khoảng cách xa trong khi đèn cốt chiếu sáng ở khoảng cách gần ở đầu xe. Hiện tại đã có nhiều công nghệ mới về đèn pha khác nhau ra đời và đáp ứng đủ nhu cầu chiếu sáng cũng như thẩm mỹ cho người dùng xe.

Việc sử dụng đèn pha phải phù hợp để không gây chói cho xe đối diện

Đèn xi nhan

Đèn xi nhan giúp cho người lái báo hiệu khi muốn thay đổi hướng di chuyển của chiếc xe cho các phương tiện tham gia giao thông khác trên đường nhằm đảm bảo an toàn.

Đèn xi nhan thiết kế theo kiểu chạy dài từ trong ra ngoài

Bên cạnh đó thì hệ thống đèn xi nhan còn có chức năng cảnh báo nguy hiểm, bật/tắt đồng thời liên tục khi người lái bấm vào nút hình tam giác trên bảng điều khiển.

Đèn sương mù

Đèn sương mù được bố trí thấp ở đầu xe

Đèn sương mù được trang bị ở vị trí thấp trước đầu xe với chức năng tăng khả năng nhận biết các phương tiện phía trước trong điều kiện di chuyển có nhiều sương mù hoặc nhiều bụi.

Đèn hậu

Đèn hậu bật sáng khi đạp phanh xe

Đèn hậu bố trí ở đuôi xe, được quy định sử dụng màu đỏ, làm nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện đi phía sau khi người lái tác dụng vào bàn đạp phanh.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Braking System)

Hệ thống này hỗ trợ quá trình phanh xe an toàn hơn, đặc biệt trong quá trình phanh gấp. Hệ thống này sẽ điều khiển áp suất dầu trong quá trình người lái đạp phanh để tránh cho các bánh xe không bị trượt lết nhằm đảm bảo khả năng đánh lái của chiếc xe.

Mô phỏng tình huống tránh chướng ngại vật khi xe có và không có ABS

Ngày nay thì ABS trở thành trang bị tiêu chuẩn trên xe hơi, cả xe trang bị phanh tang trống và phanh đĩa.

Hệ thống phân bố lực phanh điện tử EBD (Electronic Brakeforce Distribution)

Trong quá trình phanh xe, quán tính của chiếc xe dồn về phía trước. Tất cả các trường hợp này đều cần phân phối lại lực phanh một cách hợp lý để đảm bảo hiệu quả phanh. Bằng cách tính toán tốc độ, tải trọng cũng như độ bám đường của các bánh, hệ thống EBD sẽ điều chỉnh và cân bằng lực phanh giúp quá trình phanh trở nên tối ưu hơn.

Mô phỏng điều khiển của hệ thống EBD

Ngoài ra còn có một số hệ thống khác như: hỗ trợ phanh gấp BA (Brake Assist), hệ thống cân bằng điện tử ESC (ESP, VSC, VSA…).

Trang bị an toàn thụ động

Dây đai an toàn

Hãy thắt dây đai an toàn trước khi lái xe

Đây chỉ là một trang bị cơ bản so với hàng loạt công nghệ trên ô tô hiện nay, nhưng tầm quan trọng đối với tính mạng người ngồi trong xe lại được đặt lên hàng đầu. Khi xe phanh gấp, người ngồi trong xe sẽ bị lao về phía trước do lực quán tính, xe chạy với vận tốc càng lớn thì lực càng được nhân lên nhiều lần, dẫn đến va chạm và chấn thương. Một dây đai an toàn đạt tiêu chuẩn gồm một dây vòng ngang hông và dây vắt chéo qua vai, các đầu dây được gắn chặt vào khung xe, có khóa nối giúp cài dây. Khi thắt đúng quy cách, các dây này có công dụng giữ cho hành khách không bị văng khỏi ghế, lao về phía trước khi xe dừng đột ngột.

Túi khí

Hệ thống túi khí giúp giảm thiểu va chạm cho người ngồi trên ô tô khi xảy ra tai nạn

Là hệ thống túi tự động bơm đầy khí và bung ra trong khoảng thời gian rất nhỏ khi có va chạm/tai nạn xảy ra nhằm giảm thiểu mức độ chấn thương của người ngồi trong xe do va đập với các chi tiết nội thất. Túi khí trước có tác dụng giảm chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái và hành khách ngồi kế bên khi xe bị va chạm từ phía trước. Túi khí gắn bên sườn xe chỉ hoạt động khi có va chạm bên sườn thân xe, làm nhiệm vụ bảo vệ đầu và vai tránh bị tổn thương. Tuy nhiên, không phải chỉ cần trang bị túi khí là người ngồi bên trong xe có thể tránh được thương vong trong bất cứ trường hợp tai nạn nào.

Bài viết liên quan