Cấu Tạo Và Phân Loại Ống Dẫn Dầu Thủy Lực Phổ Biến Trên Máy Móc

Ngày nay, ngành công nghiệp ngày càng phát triển. Hệ thống máy móc không chỉ hoạt động nguyên với điện. Các loại máy dùng sức ép của dầu cũng đang rất phổ biến. Dễ thấy nhất ở các loại máy xúc, máy ủi, máy ép, xe nâng hạ và cả trong hệ thống máy sản xuất dây chuyền công nghiệp nữa. Và đã ai quan tâm đến các ống dẫn dầu thủy lực nhìn bề ngoài đơn giản mà sao chịu áp lực cao đến vậy được cấu tạo như thế nào chưa?

Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu xem nó cấu tạo như thế nào mà bền về lực, về nhiệt cao đến vậy nhé!

Cấu tạo chung của ống dẫn dầu thủy lực mềm

Trên thị trường, chủ yếu đang sử dụng ba loại ống dầu thủy lực mềm chính là:

  • Ống dẫn dầu 1 lớp bố SAE100R1AT
  • Loại ống dẫn 2 lớp bố SAE100R2AT
  • Và ống dầu 4 lớp bố EN856 4SP/4SH

Nó đến từ nhiều thị trường khác nhau và nhiều hãng sản xuất khác nhau như: Yokohama, AlFagomma, VP-Flex…. Nhưng chúng đều được cấu tạo chung gồm 3 lớp như sau:

+ Lớp trong cùng: Đó là lớp tiếp xúc trực tiếp với dầu thủy lực VG 32, 46, 68…. Nên tiêu chuẩn đầu tiên nó cần là kháng dầu và chịu lực. Thường nó được lựa chọn là loại cao su cao cấp.

+ Lớp giữa (lớp bố thép): Phần bố thép. Tùy theo nhu cầu sản xuất để chịu áp suất cao hay thấp mà số lượng lớp bố thép này nhiều hay ít. Nếu lớp giữa nhiều bố thép thì mỗi lớp xe được phân tách bằng một loại màng cao su mỏng. Lớp này có tác dụng chịu lực ép khi dầu bị nén trong ống dẫn dầu thủy lực.

+ Lớp bên ngoài: Lớp ngoài cùng này luôn được làm bằng cao su. Nhưng nó có tính năng khác lớp trong cùng. Nó chủ yếu với nhiệm vụ chống lại sự oxy hóa của môi trường. Phân tách giữa môi trường trong và ngoài. Nó mềm mại để tạo sự linh hoạt bên trong.

Thông số chung của loại ống dầu thủy lực 1 lớp bố SAE100R1AT

Đây là loại yếu nhất về độ chịu lực áp. Tuy nhiên nó lại có lợi thế là mềm mại. Thích hợp cho việc vận chuyển dầu hoạt động công suất thấp, dài và có độ quanh co trong máy.

Thông số chung của chúng:

  • Kích cỡ: 1/4″ -> 3″
  • Kết cấu: 1 lớp thép tăng cường
  • Áp suất: 35 bar -> 225 bar (tùy cỡ ống)
  • Mã ống: SAE100R1AT/EN 853 1SN

Loại ống dẫn dầu thủy lực 2 lớp bố SAE100R2AT

Dòng tầm chung, vừa mang khả năng chịu áp lực lớn bên trong khi dầu bị ép. Vẫn giữ được sự linh hoạt, bền bỉ để có thể luồn lách ở mọi khe trong máy thủy lực. Chịu tải, chịu oxy hóa tốt.

  • Kích cỡ: 1/4″ -> 2″
  • Kết cấu: 2 lớp thép tăng cường
  • Áp suất: 80 bar -> 415 bar (tùy cỡ ống)
  • Mã ống: SAE100R2AT/EN 853 2SN

Ống dầu thủy lực 4 lớp bố

Trong các loại ống dẫn dầu mềm, loại có đến 4 lớp bố thép bọc ở giữa này được coi là bền về lực nén nhất. Nó cho phép người dùng gần như thoải mái để sử dụng bất kỳ loại dầu với bất kỳ sức nén nào bên trong nó.

  • Kích cỡ: 3/8″ -> 2″
  • Kết cấu: 4 lớp thép tăng cường
  • Áp suất: 250 bar -> 425 bar (tùy cỡ ống)
  • Mã ống: EN 856 4SP/4SH

Một số phụ kiện đi cùng ống dẫn dầu mềm

Đầu bóp hoặc đầu bấm ống thủy lực

Đây là một phụ kiện để kết thúc và bóp kín miệng ống thủy lực mềm. Giúp nó có ren để bắt vào các đầu máy móc hoặc tạo mặt phẳng để bắt tiếp với nhau. Thường hiện nay chúng có rất nhiều loại. Nhưng thường gặp nhất đó là loại thẳng và loại góc 90 độ.

Chúng đều được cầu tạo gồm 1 đoạn ống kim loại có chia khớp rãnh để tạo ma sát và đường kính bằng lòng trong của ống dẫn dầu thủy lực. Sau này, nó sẽ đẹp đút vào trong ống và nằm yên tại đó. Đầu còn lại có thể là một đầu tròn có ren, hoặc đầu cong rồi mới đến mặt bích và con ốc vặn ren.

Có một số loại đặc biệt cần giữ lực chặt thì ngoài phần ống kim loại đút vào lòng trong của ống thủy lực. Bên ngoài nó còn có một đai sắt để khiến khi đút ống kim loại vào sẽ nén phần thân ống ở giữa. Tạo sự chắc chắn hơn rất nhiều.

Đầu nối ống

Dạng kim loại giống như cút nối ống nhựa tưới nước vậy. Tuy nhiên nó được cải tiến là làm bằng kim loại và có một điểm vách giúp vặn chặt bằng dụng cụ tốt hơn.

Có loại là cút nối cho 2 đầu đã gắn đầu bóp. Nó sẽ có ren và được bắt đơn giản như vặn ống ren trong ngoài ở cả hai bên đầu. Phụ kiện này khá phổ biến và đơn giản. Nó giúp chúng ta nối dài các đường ống mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng hay rò rỉ dầu thủy lực đi bên trong.

Để đảm bảo tốt kể cả khi dùng dầu thủy lực giá rẻ mà vẫn không bị hiện tượng rò rỉ dầu. Mọi người nên chú ý chọn đúng loại dây có đủ khả năng chịu áp lực của dầu bên trong. Và khi lắp các phụ kiện cho dây cần đảm bảo đúng kỹ thuật.

Bài viết liên quan