Tại sao lại phải kiểm tra áp suất lốp xe?

Chưa kể đến việc nếu bơm đúng áp suất sẽ mang đến những lợi ích trực tiếp cho người sử dụng như độ êm ái tối ưu nhất, khả năng vào cua ổn định, quãng đường phanh ngắn và tiết kiệm tối đa nhiên liệu.

Tại sao lại phải kiểm tra áp suất lốp xe?

Khi nào thì áp suất lốp thay đổi?

Nhìn chung thời tiết và khí hậu ảnh hưởng phần nào đến áp suất hơi của lốp xe. Ví dụ, vào mùa hè dưới thời tiết nóng, áp suất lốp sẽ tăng lên do không khí nở ra và ngược lại, vào mùa đông dưới thời tiết lạnh, không khí bên trong lốp sẽ co lại, khi đó áp suất hơi trong lốp bị giảm xuống.

Để đo chính xác được áp suất lốp, không nên đo ngay khi vừa mới dừng xe. Thay vào đó nên đợi lốp nguội lại theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Đơn vị đo áp suất và áp suất lốp tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Việc duy trì áp suất lốp đúng rất đơn giản và rất cần thiết để đảm bảo hiệu suất vận hành của lốp. Lốp quá non hay quá căng đều có thể gây ra các sự cố như lốp nhanh mòn và nhanh hư. Cách tốt nhất để có thể sử dụng lốp lâu dài là kiểm tra áp suất thường xuyên mỗi tháng. Vậy áp suất lốp bao nhiêu là đủ?

Điều đầu tiên cần phải nắm bắt được các đơn vị đo áp suất phổ biến như Psi (1kg/cm2 = 14,2 Psi). Một chiếc lốp thông thường có áp suất nằm trong khoảng từ 20 – 40 Psi mà phổ biến nhất là khoảng 30 Psi.

Ngoài ra, một đơn vị khác cũng được sử dụng để đo áp suất lốp là Bar – đây là áp suất khí quyển ở mực nước biển. Áp suất thông thường của lốp xe là 2,1 Bar (tương đương 30 Psi).

Tùy theo mẫu xe và loại lốp nhà sản xuất sử dụng mà áp suất lốp thường khác nhau. Thông qua phần giấy hướng dẫn dán trên phần khung cửa ở ghế lái, người điều khiển có thể biết được thông số áp suất lốp tiêu chuẩn.

Lưu ý, thông số áp suất in trên lốp xe chỉ là áp suất tối đa mà nhà sản xuất cho phép chứ không phải áp suất tiêu chuẩn.

Tại sao lại phải kiểm tra áp suất lốp xe?

Cách kiểm tra áp suất lốp xe

Theo các nhà sản xuất khuyến cao, nên tập cho mình thói quen kiểm tra áp suất lốp trước khi khởi hành. Hành động này tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không được quan tâm đúng mức sẽ rất dễ dẫn đến việc bơm lốp quá căng hoặc để lốp quá non hơi so với mức tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Đa số những mẫu xe sang hiện nay đều được trang bị bộ cảnh báo áp suất lốp giúp người điều khiển nắm bắt được những thông tin trực quan và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với các dòng xe phổ thông, nhiều hãng vẫn cắt giảm trang bị này để tiết kiệm chi phí.

Do vậy, người điều khiển có thể tự trang bị đồng hồ đo áp suất lốp dạng điện tử hoặc dạng tiêu chuẩn, cùng với máy bơm lốp di động chạy pin hoặc sử dụng cổng điện 12v tại các cửa hàng phụ tùng xe.

Có 5 bước kiểm tra áp suất lốp gồm:

  • Chỉ kiểm tra khi lốp nguội – Lốp xe được coi là nguội khi xe đã đỗ từ 3h trở lên hoặc nếu xe chưa chạy tới 1 dặm (1,6km) ở tốc độ vừa phải.
  • Kiểm tra Psi theo khuyến cáo của nhà sản xuất – Hãy xem trên thanh đứng khung cửa ghế lái hoặc trong sổ hướng dẫn sử dụng xe để biết Psi lốp nguội cả lốp trước và sau của xe là bao nhiêu.
  • Ghi lại Psi từng lốp – Nếu lốp trước và sau có mức áp suất lốp khác nhau, hãy ghi lại chính xác Psi của từng lốp để tránh bị nhầm lẫn khi kiểm tra
  • Kiểm tra áp suất bằng đồng hồ đo – Tháo nắp van ra khỏi lốp xe rồi đặt đồng hồ đo áp suất lốp xe lên thân van và ấn mạnh để tiếng rít biến mất, lúc này đồng hồ đo áp suất sẽ làm công việc hiển thị thông tin cho người dùng.
  • Bơm lốp theo mức Psi được khuyến cáo – Sử dụng máy bơm để bơm lốp sẽ có áp suất thấp hơn tiêu chuẩn. Có nhiều loại máy bơm khác nhau, vì vậy, hãy đọc kĩ hướng dẫn để đảm bảo bạn đang sử dụng đúng cách.
Tại sao lại phải kiểm tra áp suất lốp xe?

Những sai lầm thường mắc phải khi bơm lốp

  • Bơm lốp quá căng – Đối với lốp bơm căng hơn so với thông số chuẩn, lốp sẽ phồng lên, nhô ra ở giữa và giảm diện tích tiếp xúc với mặt đường, do đó gây hao mòn nhanh ở phần giữa lốp, trong khi 2 bên lốp vẫn còn khá mới. Không nên lái xe khi lốp quá căng. Việc lốp quá căng có thể dẫn đến giảm ma sát, lốp mau mòn và giảm khả năng hấp thụ độ dằn xóc.
  • Bơm lốp thiếu hơi – Đồng nghĩa với việc hông lốp bị lún xuống và bị mòn không đều do phần rìa lốp tiếp xúc nhiều với mặt đường hơn. Ngoài ra, lốp quá mềm làm tăng diện tích tiếp xúc và độ ma sát với mặt đường cũng khiến động cơ phải sinh công nhiều hơn, gây tiêu tốn nhiên liệu hơn cho xe và làm thao tác đánh lái trở nên nặng nề hơn bình thường.

Về lâu về dài, dù bơm lốp quá căng hay để lốp quá non, cũng gây những tác động tiêu cực đến tuổi thọ trung bình của lốp xe. Có thể hiểu, lốp thiếu hơi quá 20% so với tiêu chuẩn có thể giảm đến 30% tuổi thọ. Ngược lại, nếu căng hơn 30% so với tiêu chuẩn cũng khiến tuối thọ lốp giảm đi khoảng 45%.

Bài viết liên quan