Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Xe Nâng Hạ Bằng Tay Cao

Ngoài xe nâng chạy động cơ, tại rất nhiều nhà kho hoặc cửa hàng hiện nay vẫn đang sử dụng rất nhiều xe nâng hạ bằng tay cao. Bởi loại này cũng đảm bảo việc nâng tải lên đến vài ba tấn. Một con số mà với công việc hàng ngày ở siêu thị, bốc dỡ hàng hóa tại kho không thường xuyên vẫn cần thiết.

Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng một chút. Để có thể vận dụng chúng vào thực tiễn công việc tốt nhất. Nhất là quá trình bảo dưỡng nó được chu đáo và tốt nhất. Tăng thời gian sử dụng xe đạt mức tối đa nhất.

Cấu tạo của xe nâng hạ bằng tay

Xe nâng hạ bằng tay bao gồm các bộ phận sau:

  • Càng nâng hạ
  • Giá nâng
  • Khung nâng
  • Xi lanh nâng hạ
  • Bộ phận bơm và tay kéo đẩy
  • Bánh xe di chuyển + Khung đế đỡ.

Trong đó, càng nâng hạ, khung nâng, giá nâng được cấu tạo với nguyên lý giống với xe nâng hạ chạy động cơ. Bạn có thể tìm hiểu tại đây.

Chúng ta sẽ tìm hiểu nốt phần còn lại của xe nâng hạ bằng tay cao.

Bánh xe di chuyển và khung chân đế

Bánh xe di chuyển của xe nâng hạ bằng tay có cấu tạo đơn giản. Thường làm bằng kim loại (thép cứng) và được bọc bên ngoài bằng PU hoặc một loại cao su chịu lực nào đó. Vừa giúp cho bánh chắc khỏe khi chịu tải lại vừa khiến xe di chuyển êm nhẹ.

Tùy thuộc vào trọng lượng cần nâng. Nhưng chủ yếu chúng được cấu tạo gồm 2 bánh trước nhỏ nằm ở 2 đầu của khung đế xe. Mặt bánh không cao quá vị trí mà càng nâng nằm khi không sử dụng. Bánh trước không điều hướng được. Bánh sau to hơn và có thể di chuyển 360 độ. Nối với khung tại điểm cuối của đế vuông. Gần vị trí tay cầm di chuyển. Giúp cho xe đánh lái được mọi hướng.

Khung chân đế nối liền với khung nâng hạ tạo thành chữ L. Nó có bề rộng nhỏ hơn một chút so với càng nâng. Làm đặc và chắc khỏe.

Xi lanh nâng hạ

Khác với xe nâng hạ chạy động cơ là có hệ thống chứa dầu thủy lực cho xe nâng. Được bơm từ thùng qua ống dẫn dầu và đi vào bên trong xi lanh. Loại xi lanh nâng hạ ở xe nâng hạ bằng tay cao này thường chỉ chứa dầu có khả năng chịu nén và chịu tải cao. Được chia làm 2 phần: Phần chứa dầu và phần nén khí.

Khi chúng ta kích bơm thủ công, khí sẽ được đi vào bên trong ép cho lá gió đẩy nén dầu thủy lực khiến piston sẽ di chuyển lên theo vỏ xi lanh. Giúp xe cam răng di chuyển và dây xích cũng di chuyển kéo giá nâng gắn càng nâng đi lên.

Bộ phận bơm và tay kéo

Tay kéo là một trục bằng kim loại được nối với khung xe và hai bánh lớn. Nó có thể di chuyển lên xuống hoặc trái phải, tùy vào mỗi cấu tạo của xe nâng hàng bằng tay cao. Trên phần tay nắm, nó được thiết kế thêm một tay bóp để mở van hơi một cách từ từ. Giúp khi cần hạ càng xuống nhẹ nhàng và linh hoạt.

Bơm thường nằm ở đoạn tiếp giáp với mặt đất. Nối với một tay trục lên xuống ngắn và có lò xo trợ lực phản. Có khả năng đưa khí vào bên trong xi lanh. Giúp tạo lực ép dầu thủy lực đẩy piston lên cao.

Nguyên lý hoạt động của xe nâng hạ bằng tay cao

Nguyên lý hoạt động của xe nâng hạ này rất đơn giản. Nó bao gồm 2 công việc chính là nâng hạ và di chuyển.

Di chuyển thì nhờ lực kéo hoặc đẩy của con người. Hai bánh sau giúp cho bạn điều hướng theo mong muốn khi xe đang chuyển động. Hai bánh trước có chức năng hỗ trợ chịu tải và di chuyển theo. Nó giống như các loại xe bốn bánh khác khi di chuyển vậy.

Khi muốn nâng: Chúng ta sẽ dùng tay hoặc chân đạp bơm hơi lên xuống để đưa khí vào bên trong khoang nén. Ép cho lá gió nén dầu thủy lực chứa sẵn bên trong xilanh khiến piston được đẩy thẳng lên.

Phía trên cùng của piston được gắn với một thanh kim loại vuông góc. Hai bên đầu có 2 cam quay quanh thanh kim loại đó. Và dây xích chạy trên 2 cam đó. Dây xích được gắn với giá nâng một đầu, đầu còn lại gắn cố định với khung. Nên khi cam quay sẽ làm dây xích đi theo chiều ra hoặc vào. Nhờ đó, giá nâng cũng di chuyển lên hoặc xuống theo ý muốn của người điều khiển.

Khi cần hạ. Chúng ta chỉ cần bóp tay mở van cho khí đi từ từ ra ngoài. Dầu thủy lực bên trong sẽ dãn ra và hồi lại về vị trí ban đầu.

Điều quan trọng đó là dầu thủy lực bạn cần sử dụng bên trong sao cho phù hợp với trọng lượng cần nâng. Trong đó, có thể chọn dầu thủy lực aw 32 hoặc 46, 68. Hay chọn theo các hãng dầu như Castrol, Total, Caltex… Cần chú ý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo đánh giá công việc cần sử dụng.

Bài viết liên quan